Chương 3 CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH
3.7. Các cây thuốc và vị thuốc chữa ho, hen
Ho là một biểu hiện thường gặp, nhưng không phải một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hơ hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Các trường hợp ho khạc đàm kéo dài, ho ra máu là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn như lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi, hoặc viêm phế quản mạn. Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh v.v. là những chứng ho rất thường gặp. Các chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Sử dụng thảo dược để điều trị ho được xem là phương pháp hiệu quả nhanh đối với các trường hợp ho cấp tính. Nếu ho mãn tính thì thời gian điều trị sẽ kéo dài, việc kết hợp giữa điều trị Tây y và Đông y là cần thiết. Trong Y học cổ truyền, nhiều thảo dược tự nhiên đã được sử dụng để kết hợp thành bài thuốc ho. Những cây thuốc có tác dụng chữa ho, hen được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Những cây thuốc và vị thuốc chữa ho, hen
STT Họ thực vật Tên khoa học Tên tiếng Việt Bộ phận sử dụng
1 Alliaceae Allium ramosum L. Cây hẹ Lá
2 Araceae Typhonium trilobatum
Schott. Bán hạ Củ
3 Asclepiadaceae Calotropis gigantea R. Br. Bồng bồng lá hen Lá 4 Asparagaceae Asparagus cochinchinensis
(Lour.) Merr. Thiên môn đông Rễ
5 Asteraceae Tussilago farfara L. Khoản đông hoa Nụ hoa 6 Campanulaceae Platycodon grandiflorum
(Jacq.) A. DC. Cát cánh Củ
7 Combretaceae Terminalia chebula Retz. Kha tử Hạt 8 Convolvulaceae Argryeria acuta Lour. Dây bạc thau Lá 9 Convallariaceae Ophiopogon japonicus
STT Họ thực vật Tên khoa học Tên tiếng Việt Bộ phận sử dụng
10 Caprifolianceae Lonicera japonica Thunb. Kim ngân Hoa 11 Fabaceae Glycyrrhiza uralensis Fisch. Cam thảo Thân 12 Iridaceae Belamcanda chinensis (L.) Xạ can Thân rễ
13 Lamiaceae Mentha arvensis L. Bạc hà Bộ phận
trên mặt đất 14 Lamiaceae Perilla frutescens (L.) Britt. Tía tơ Hạt
15 Lamiaceae Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng. Húng chanh Lá
16 Liliaceae Fritillaria cirhosa D. Don Xuyên bối mẫu Củ
17 Moraceae Morus alba L. Dâu Vỏ rễ
18 Orchidaceae Nervilia fordii Schultze. Thanh thiên quỳ Củ 19 Polyporaceae Poria cocos (Schw.) Wolf. Phục linh Thể quả
nấm 20 Rosaceae Prunus dulcis (Mill.) D. A
Mebb. Hạnh đào Nhân hạt
21 Rosaceae Eriobotrya japonica Lindl Tỳ bà diệp Lá 22 Saururaceae Houttuynia cordata Thunb Diếp cá Lá 23 Stemonaceae Stemona tuberosa Lour. Bách bộ Rễ củ 24 Urticaceae Pouzolzia zeylanica (L.)
Benn. & R. Br. Cây bọ mắm Lá
25 Verbenaceae Clerodendron cyrtophyllum
Turcz. Bọ mẩy Rễ
26 Zingiberaceae Zingiber offincinale Roscoe. Gừng Thân rễ 27 Zingiberaceae Curcuma longa L. Nghệ vàng Thân rễ
Hầu hết các vị thuốc chữa ho có tính chống viêm. Có thể xếp các vị thuốc theo các nhóm chức năng chính như sau: Xạ can và Kim ngân hoa có tính chống viêm mạnh; Kim ngân hoa được xem như một kháng sinh tự nhiên có chức năng làm sạch phổi. Cam thảo và Cát cánh vừa có tác dụng giảm ho vừa dẫn thuốc, đặc biệt trong điều trị viêm phế quản không thể thiếu Cát cánh bởi vị thuốc này dẫn các vị thuốc khác theo hướng đi lên trên. Thiên mơn đơng và Mạch mơn đều có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, thận và có tác dụng tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân. Hai vị thuốc này có tác dụng bổ phổi, trị tâm phế hư nhiệt. Cây Bọ mắm, Tỳ bà, Bồng bồng lá hen có tác dụng chữa hen suyễn và lao phổi hiệu nghiệm. Bách bộ là vị thuốc giảm ho hóa đờm mạnh, ngồi ra, cịn các vị thuốc hóa đờm khác như Khoản đông hoa, Xuyên bối mẫu, Bán hạ chế, Diếp cá.