Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
4.3. Trồng trọt
4.3.1. Chọn địa điểm
– Cùng một loài dược liệu nhưng trồng ở các địa điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, do ảnh hưởng của đất, khí hậu và các yếu tố khác. Những khác biệt này liên quan đến ngoại dạng thực thể hoặc những biến đổi của các hợp phần mà sự sinh tổng hợp của những hợp phần này có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện mơi trường bên ngồi, bao gồm các biến số về sinh thái và địa lý, được nghiên cứu và xem xét.
– Cần tránh những nguy cơ bị ơ nhiễm do ơ nhiễm đất, khơng khí hoặc nước bởi các hóa chất độc hại.
Vùng đất sản xuất cây dược liệu phải cách ly với khu vực chăn thả vật nuôi, chuồng trại chăn nuôi. Biện pháp tốt nhất là không chăn thả vật ni trong vùng sản xuất vì trong chất thải của vật ni có nhiều sinh vật có khả năng gây ơ nhiễm nguồn đất và nước tưới; cách ly với các khu sản xuất công nghiệp, xa bệnh viện, nước thải sinh hoạt v.v..
– Cần đánh giá tác động của những lần sử dụng trước đây tại địa điểm canh tác, gồm cả việc trồng các loại cây trước đây và việc áp dụng những sản phẩm bảo vệ cây trồng (nếu có).
4.3.2. Mơi trường sinh thái và tác động xã hội
– Nên chú ý đến sự cân bằng sinh thái và đặc biệt là tính đa dạng di truyền của hệ thực vật và động vật trong các môi trường sống ở xung quanh.
– Việc đưa vào canh tác một loại dược liệu khơng thuộc bản địa có thể gây tác động có hại cho thế cân bằng sinh học và sinh thái của khu vực. Cần theo dõi tác động sinh thái của các hoạt động trồng trọt theo thời gian (nếu có thể).
– Tác động xã hội của việc canh tác đối với cộng đồng địa phương cần được khảo sát để đảm bảo tránh được các tác động tiêu cực đối với việc làm ăn sinh sống của người dân địa phương.
4.3.3. Khí hậu
Điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu về mặt vật lý, hóa học và sinh học. Thời gian có nắng, lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình, gồm cả các khác biệt về nhiệt độ ban ngày và ban đêm, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.
Cây dược liệu có nguồn gốc và phân bố khác nhau, chính vì vậy, khi lựa chọn địa điểm sản xuất, cần lưu ý các điều kiện sinh thái tương đồng với vùng nguyên sản. Một số cây dược liệu như Tam thất, Hồng liên chỉ thích hợp ở địa hình núi cao, có gió, sương mù v.v.; các cây như Ngưu tất, Sinh địa v.v. có thời gian sinh trưởng ngắn và ưa khí hậu mát mẻ, thích hợp sản xuất vào vụ thu đơng ở các tỉnh Trung du và Đồng bằng Sông Hồng.
a) Ánh sáng
Ánh sáng có vai trị quan trọng hoạt động quang hợp của cây và thơng qua q trình đó tạo ra các hợp chất hữu cơ. Thiếu ánh sáng thì cây mọc chậm, yếu ớt, sinh trưởng khơng bình thường, lá mỏng, khơng ra hoa hoặc ra hoa chậm và không đều. Song ánh sáng quá mạnh thì lá nhỏ, phiến lá dày, hoa có thể biến sắc.
Tuy nhiên, mỗi lồi cây dược liệu có nhu cầu khác nhau về ánh sáng: có những cây ưa sáng như Hương nhu, Bạc hà, Sinh địa, Hoa cúc…; lại có những cây ưa bóng râm như Khơi nhung, Lan kim tuyến, Sâm Ngọc Linh, Tam thất, Sa nhân, Bảy lá một hoa v.v.. Nhu cầu ánh sáng ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây dược liệu cũng khơng hồn tồn giống nhau: cây Quế dưới 4 tuổi cần ít ánh sáng nên cần trồng cây che bóng khi cây cịn nhỏ, đến trên 4 tuổi cần nhiều ánh sáng. Vì vậy, khi sản xuất cần chú ý lựa chọn đúng thời vụ, mật độ thích hợp nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
b) Nhiệt độ
Mỗi loài cây dược liệu sinh trưởng và phát triển tốt trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Căn cứ vào nhiệt độ thích nghi, có thể chia thành các khoảng: nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ tối ưu: nhiệt độ tối ưu để cây Quế sinh trưởng là 22 – 25 oC, nhiệt độ cao nhất 31 – 32 oC, nhiệt độ thấp nhất 2,5 oC. Ở Việt Nam, đa số cây dược liệu có khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 18 – 28 oC.
Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ trong đất phụ thuộc vào tình hình thời tiết khí hậu. Nếu trời nắng, nhiệt độ khơng khí và đất đều tăng. Nhiệt độ tăng vượt ngưỡng giới hạn nhiệt độ cao bị hại thì cây dược liệu sinh trưởng rất kém và năng suất thấp. Nếu trời rét, nhiệt độ khơng khí và đất giảm. Nhiệt độ thấp, hạt không nảy mầm hoặc mọc chậm, thời gian sinh trưởng kéo dài, ra hoa kết quả khơng đều hay chín muộn. Dưới ngưỡng giới hạn nhiệt độ thấp bị hại, cây dược liệu có thể chết. Tùy thuộc vào yêu cầu nhiệt độ của từng lồi cây dược liệu để bố trí thời vụ và lựa chọn vùng trồng thích hợp.
Cây Ích mẫu trồng ở đồng bằng nếu gieo vào tháng 4 sẽ gặp nắng nóng, nhiệt độ cao, sau một tháng, cây bắt đầu ra hoa, chiều cao cây thấp, phải thu hoạch ngay nên dẫn đến sản lượng thấp.
Một số cây dược liệu không chịu được nhiệt độ cao như Tam thất, Hồng liên, Nhân sâm. Do đó, phải gieo hạt vào mùa đơng thì cây mới mọc.
c) Độ ẩm
Cần chú ý đến hai loại độ ẩm: độ ẩm đất và độ ẩm khơng khí. Cả hai loại độ ẩm này đều cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tác động trực tiếp đến độ ẩm là lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm, chế độ sương mù và thời gian phân bố sương mù.
Nếu thiếu nước trong đất, độ ẩm khơng khí quá thấp trong khi hoạt động thoát hơi nước của cây diễn ra thường xuyên, dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Trường hợp nghiêm trọng, cây sẽ bị héo hoặc chết. Yêu cầu về độ ẩm thay đổi theo từng loại cây dược liệu và thay đổi ở từng thời kỳ sinh trưởng: sau khi gieo hạt và giai đoạn cây con, cần độ ẩm cao và thường xuyên. Trong giai đoạn ra hoa và kết hạt thì cần ít ẩm hơn. Tuy nhiên, nếu độ ẩm đất và khơng khí q thấp, q trình thụ phấn, thụ tinh khơng thực hiện được, thì quả sẽ khơng hình thành, hạt lép và quả bị rụng.
Hầu hết cây dược liệu đều ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Nếu trời mưa nhiều và kéo dài, độ ẩm cao thì sâu bệnh nhiều, củ, rễ, hoa, quả bị thối: Bạc hà 2 – 3 ngày úng thì cây chết hồn toàn; Bạch chỉ, Sinh địa và Bạch truật sẽ bị úng và thối củ. Do đó, vào mùa mưa, cần chú ý khơi rãnh thoát nước kịp thời.
Tuy vậy, vẫn có những cây dược liệu chịu được hạn như Sả, Bạch đàn và Lô hội v.v.. Các cây trong cùng một chi cũng thể hiện khả năng chịu hạn khác nhau: sả Sri Lanka chịu hạn tốt hơn sả Java nhưng sả Srilanka cho hàm lượng tinh dầu thấp hơn. Nhìn chung, cây dược liệu sinh trưởng và phát triển thích hợp ở lượng mưa trung bình 1.500 – 2.000 mm/năm và phải phân bố đều.
4.3.4. Đất trồng
– Đất cần có những lượng thích hợp các dưỡng chất, chất hữu cơ và những yếu tố khác để bảo đảm chất lượng và sự tăng trưởng tối ưu của dược liệu.
– Các điều kiện tối ưu của đất bao gồm loại đất, hệ thống thoát nước, khả năng giữ ẩm, độ phì nhiêu và độ pH phải thích hợp cho lồi dược liệu được chọn và/hoặc bộ phận thảo dược cần có.
Cần phân tích, đánh giá các thành phần gây độc, kim loại nặng trong đất: asen, chì, thủy ngân, cadimi v.v., hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây hại v.v..
Cây dược liệu ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất nhiều cát sỏi, kết cấu rời rạc, nhiều sét hoặc ngập nước đều không thể sản xuất cây dược liệu. Độ pH của đất có vai trị nhất định: Bạch truật độ pH cần từ 6 – 7; Quế từ 4,5 – 5,5; Sả từ 6 – 7 v.v.
– Cần phải bảo đảm việc dùng phân bón đúng chủng loại, đúng lượng và đúng thời điểm. Không được dùng phân bắc làm phân bón do nguy cơ tiềm ẩn của các vi sinh vật hoặc ký sinh trùng truyền nhiễm. Phân gia súc, gia cầm (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn với giới hạn vi khuẩn có thể chấp nhận và diệt được khả năng nảy mầm của cỏ dại. Tất cả các lần sử dụng phân bón đều phải lưu hồ sơ.
4.3.5. Kỹ thuật nhân giống
Có hai phương pháp nhân giống chính: nhân giống hữu tính và vơ tính. Nhân giống hữu tính bằng phương pháp gieo hạt; nhân giống vơ tính: phương pháp giâm hom (hom cành, hom củ) và phương pháp nhân giống in vitro. Tùy thuộc vào đặc tính sinh học, giá trị sử dụng và khả năng nhân giống để lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất.
a) Nhân giống hữu tính
– Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, hệ số nhân giống cao, tốn ít diện tích nhân giống, có
thể áp dụng được ở nhiều nơi.
– Kỹ thuật: Lấy giống ở những cây sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt, khơng sâu bệnh, hoặc có vườn giống gốc đã qua tuyển chọn. Ở một số cây dược liệu cần tỉa bớt hoa để tập trung cho quả chắc, thu được nhiều hạt mẩy, tỷ lệ nảy mầm cao.
Đối với hạt giống cây dược liệu có tinh dầu, khơng phơi nắng, chỉ phơi chỗ râm và thống gió, nếu phơi nắng thì tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm rất nhiều. Sau khi phơi khô, loại bỏ hạt lép, bảo quản kín, tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Có những cây dược liệu như Tam thất, Hồng liên, Bảy lá một hoa thì dùng hạt tươi vừa thu hái xong để gieo trồng là tốt nhất; một số cây khác thì dùng hạt mới lấy ở vụ trước đó để trồng, tỷ lệ nảy mầm sẽ tốt nhất như: Đương quy, Bạch truật v.v..
b) Nhân giống vơ tính
– Ưu điểm: Cho dịng thuần, duy trì được nịi giống với cây khơng tạo hạt, rút ngắn
thời gian thu hoạch.
– Nhược điểm: Cần phải có kỹ thuật, hệ số nhân giống khơng cao, chi phí lớn hơn
nên giá thành cây giống cao hơn.
+ Nhân giống bằng giâm hom cành: Ba kích, Kim ngân, Khơi nhung, Chè hoa vàng v.v.. + Nhân bằng hom rễ, thân củ: Địa hoàng, Đan sâm, Thiên niên kiện, Địa liền v.v.. – Nhân giồng bằng phương pháp tách cây: Dong riềng đỏ, Thiên môn đông, Mạch môn v.v..
+ Nhân giồng bằng phương pháp nuôi cấy mô: áp dụng với các cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao như Sâm Ngọc Linh, Hoàng tinh hoa đỏ v.v..
4.3.6. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây dược liệu
4.3.6.1. Kỹ thuật làm đất
– Đất phải được cày ải, bừa kỹ, đảm bảo tơi xốp. Phần lớn các loại cây dược liệu có rễ khơng q sâu, rất cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Độ sâu đất cày khác nhau tùy thuộc từng đối tượng cây dược liệu: cây dược liệu lấy lá cày sâu 15 – 20 cm, cây dược liệu lấy củ từ 20 – 30 cm. Lần cày bừa cuối cần kết hợp xử lý đất bằng chế phẩm sinh học.
– Đất phải được lên luống thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc đi lại. Luống cao hay thấp tùy thuộc vào từng loại cây dược liệu. Với cây lấy lá, hoa như Cúc hoa, Bạc hà không cần lên luống cao. Với những cây lấy củ như: Ngưu tất, Sa sâm, Bạch chỉ, Sinh địa v.v. thì cần làm luống cao từ 25 – 40 cm để cây có điều kiện đâm rễ sâu, củ phát triển tốt. Những cây phải trải qua mùa mưa cũng phải làm luống cao để tránh ngập úng. Độ rộng luống dao động từ 70 – 100 cm tùy thuộc vào từng loại dược liệu để thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Đối với cây dược liệu trồng trên đất đồi thì làm luống theo đường đồng mức.
4.3.6.2. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
– Thời vụ: Mỗi loài cây yêu cầu điều kiện sinh thái khác nhau, do vậy, cần xác định thời vụ gieo trồng thích hợp. Ở các vùng địa lý khác nhau, thời điểm gieo trồng cũng khơng hồn tồn giống nhau: cây Đương quy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ gieo hạt vào tháng 9, tháng 10 và trồng cây con vào tháng 11, tháng 12; nhưng ở vùng núi cao Sa Pa thì trồng tháng 2, tháng 3, thu hoạch tháng 10, tháng 11.
– Mật độ gieo trồng: Mật độ gieo trồng là số cây trên một đơn vị diện tích sản xuất. Mật độ lý thuyết là mật độ cây trên 1 m2 nhân lên cho 1 ha (10.000 m2), luôn cao hơn mật độ thực tế vì chưa trừ đi diện tích rãnh luống.Vì thế, người ta dùng khái niệm khoảng cách là kích thước cách nhau của cây trồng gồm cách hàng và cách cây.
Mỗi lồi cây trồng thích ứng với một mật độ khoảng cách khác nhau, trồng đúng mật độ đảm bảo cây sử dụng ánh sáng và đất trồng hiệu quả, cây sinh trưởng mạnh, giảm thiểu sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao nhất.
Có thể gieo thẳng cây trên ruộng sản xuất như: Đương quy, Ngưu tất, Sâm bố chính, Nhân trần, Ích mẫu. Hoặc vừa gieo thẳng, vừa gieo cây trong vườn ươm cây con rồi đánh ra trồng như: Bạch chỉ, Bạch truật. Cần chú ý đối với cây lấy củ như: Bạch chỉ, Huyền sâm, trồng bằng cây con hay bị chột, khơng có củ cái to, nhiều củ con. Sau khi gieo trồng, cần được che phủ bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm, hoặc làm giàn che nắng, tưới nước giữ
ẩm ngay sau khi trồng. Khi hạt nảy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ phủ để cây mọc nhanh. Nếu gieo thẳng, chú ý tỉa định cây để đảm bảo mật độ phù hợp với từng loại cây.
4.3.6.3. Chăm sóc sau trồng
a) Áp dụng đúng lúc các biện pháp như bấm ngọn, nhặt nụ, tỉa cành và che nắng để
kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của cây, cải thiện chất lượng và số lượng dược liệu sản xuất được.
(1) Xới xáo, làm cỏ
– Cần xới xáo sau mưa, tránh kết váng để đất ln tơi xốp, thống khí, giúp bộ rễ khỏe mạnh, cây sinh trưởng tốt. Chú ý xới nhẹ, nông và kết hợp nhổ sạch cỏ.
– Với cây dược liệu lấy củ, rễ như Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật, Cát sâm v.v.; cần vun đất vào gốc 3 – 4 lần sau mỗi lần bón thúc để chống đổ và tạo điều kiện thuận lợi cho củ sinh trưởng. Dừng xới xáo khi cây phủ kín luống.
(2) Tỉa và giặm cây
Đối với dược liệu gieo trồng bằng hạt, cần tỉa bỏ bớt cây theo yêu cầu từng loại cây, khi cây mọc dày, cần tỉa bớt và đem giâm lại vào chỗ thưa hoặc đưa đi trồng nơi khác, tỉa bỏ cây xấu, cây có bệnh, cây cịi cọc v.v. Những cây trồng bằng mầm cần tỉa bỏ các mầm yếu, chỉ để lại mỗi hốc vài mầm to để cho cây khoẻ.
Giặm cây được áp dụng với những cây dược liệu được trồng bằng cây. Sau khi trồng từ 7 – 10 ngày, cần kiểm tra đồng ruộng để phát hiện cây chết nhằm giặm kịp thời, đảm bảo mật độ trồng và kịp thời vụ.
(3) Tưới tiêu
– Cần kiểm tra và thực hiện việc tưới nước và thoát nước đúng theo nhu cầu của từng loài dược liệu trong các thời kỳ tăng trưởng khác nhau của cây. Nước dùng để tưới phù hợp với đặc điểm của từng vùng, cẩn thận trọng để bảo đảm các cây đang trồng không bị thiếu nước hay úng nước.
– Khi chọn cách tưới nước (tưới nhẹ trên bề mặt đất, tưới ngấm hoặc tưới bằng vòi phun), phải xét đến tác động đối với sức khỏe cây trồng, nhất là những nguy cơ truyền bệnh do các vật chủ trung gian.
(4) Bấm hoa tỉa cành
Với cây lấy củ, khi cây chớm ra nụ hoa thì phải cắt bỏ ngay để chất dinh dưỡng tập