Cây Giảo cổ lam bảy lá

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 129 - 134)

Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU

5.5. Cây Giảo cổ lam bảy lá

Tên khoa học: Gynostemma pubescens (Gagnep) C. Y. Wu. Họ Bầu bí: Cucurcbitaceae.

Tên gọi khác: Cổ yếm, dây Lõa hùng, Trường sinh thảo, Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm.

5.5.1. Nguồn gốc và phân bố

Gynostemma pubescens (Gagnep) C. Y. Wu có nguồn gốc từ các vùng núi của miền

Nam Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Cây phân bố ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, Giảo cổ lam bảy lá phân bố tự nhiên trong rừng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai.

5.5.2. Giá trị kinh tế

Các sản phâm từ cây Giảo cổ lam trồng ở Việt Nam không những được tiêu dùng nhiều trong nước mà còn mở ra nhiều triển vọng xuất khẩu tốt, nhất là ở các quốc gia phát triển, nơi có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao. Chính vì vậy, Giảo cổ lam trở thành cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho người dân. Giá 1 kg Giảo cổ lam khô dao động từ 180.000 – 250.000 đồng.

5.5.3. Thành phần hóa học và cơng dụng

5.5.3.1. Thành phần hóa học

Trong dịch chiết ethanol, Giảo cổ lam bảy lá có chứa các hợp chất thuộc nhóm triterpen saponins (Yang, Z. và cộng sự, 2007).

5.5.3.2. Cơng dụng

Có khả năng chống oxy hóa tế bào, làm thuốc hạ cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, trị chứng cao huyết áp, tim mạch, ho hen, viêm khí quản mãn tính, đau đầu, mất ngủ, đái tháo đường. Giảo cổ lam cịn có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não và kìm hãm sự phát triển của khối u.

5.5.4. Đặc điểm thực vật học

Cây sống lâu năm, dạng dây leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn. Tua cuốn xoăn,

mảnh, nằm cạnh cuống lá. Lá kép chân vịt, mọc cách, lá gồm bảy lá chét, mép lá có răng cưa, phiến lá chét có chóp lá nhọn, gốc lá thn. Cụm hoa hình chùy, màu trắng đến vàng nhạt, hoa đơn tính khác gốc. Các cành hoa rời nhau, xịe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có ba vịi nhụy. Quả khơ hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen, quả có thể mang 1, 2 hoặc 3 hạt. Thời gian ra hoa từ tháng 6  tháng 8, quả chín tháng 11, tháng 12.

Hình 5.5. Giảo cổ lam bảy lá – Gynostemma pubescens (Gagnep) C. Y. Wu.

5.5.5. Điều kiện sinh thái

Ngoài tự nhiên, cây sinh trưởng tốt ở nơi ánh sáng yếu, độ che phủ cao, đất ẩm, gần khe suối hoặc nước chảy chậm; thường leo trùm lên tảng đá hay những cây bụi. Mùa đông, cây có hiện tượng bán lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân.

Cây có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở vùng mát, ẩm độ khơng khí 70 – 95%. Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ từ 16,1 – 28,8 oC. Tuy nhiên, cây có thể chịu được nhiệt độ cao tới 39,7 oC và thấp nhất ở –9,6 oC.

Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất: đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn ở độ cao 300 – 3000 m so với mực nước biển tại các vùng đồng bằng, sườn dốc và dưới tán cây trên vùng núi cao. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Độ ẩm thích hợp là 75% (Trần Thị Thu Hà và cộng sự, 2019).

5.5.6. Kỹ thuật trồng trọt

5.5.6.1. Chọn vùng trồng

Chọn vùng thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng khoáng và ẩm phù hợp với vùng sinh thái của cây là tốt nhất. Có thể chọn đất cát, đất mùn hoặc đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt, giữ được ẩm. Chủ động được nguồn nước tưới, pH 5 – 6,5.

Khu vực trồng phải có nguồn nước sạch, khơng bị ơ nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc và vi sinh vật có hại.

5.5.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống

Cây Giảo cổ lam bảy lá có thể nhân giống bằng hạt, bằng hom hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

a) Nhân giống bằng hạt

Hạt của cây Giảo cổ lam thường chín vào tháng 11, tháng 12 hằng năm. Quả chín có màu đen, khi quả chín, tiến hành thu hạt để làm giống. Quả thu xong được phơi dưới nắng, đảo đều cho đến khơ (lấy tay vị quả thấy hạt tách rời là được). Hạt đủ tiêu chuẩn chất lượng làm giống phải sạch, không lẫn tạp chất và có tỷ lệ nảy mầm 70 – 80%. Hạt giống được xử lý với thuốc tím nồng độ 0,05% hoặc Bc-đơ 1% từ 3 – 5 phút, sau đó ngâm vào nước ấm (hai sơi ba lạnh) từ 6 – 8 giờ và ủ trước khi đem gieo. Có thể gieo hạt vào luống hoặc gieo trực tiếp vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

Tiêu chuẩn cây giống từ hạt: Sau gieo khoảng 2 tháng, cây có thể đem trồng: cây có chiều cao từ 6 – 7 cm, có từ 6 lá thật. Cây giống sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh.

b) Nhân giống bằng hom

Hom lấy ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ với các độ dài khác nhau có ảnh hưởng rất rõ đến khả năng nhân giống Giảo cổ lam. Các hom bánh tẻ – lấy ở vị trí giữa thân với độ dài 15 cm, có từ 3 – 4 mắt – có khả năng nhân giống tốt nhất. Cắt hom vào buổi sáng hoặc lúc trời râm mát. Sau khi cắt, phải nhúng gốc hom vào xô nước sạch rồi tiến hành giâm hom ngay.

Có thể dùng chất điều hịa sinh trưởng để tăng khả năng ra rễ. Sử dụng α-NAA ở nồng độ 50 ppm (Phạm Trọng Khánh, 2013).

Các nền giâm khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng nhân giống Giảo cổ lam. Nền giâm tốt nhất là 75% đất thịt + 25% cát sông.

Tiêu chuẩn cây giống từ hom: Cây hom có chồi dài từ 5 – 10 cm; tuổi hom 1 – 2 tháng; cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

c) Nhân giống bằng nuôi cấy in vitro

Sử dụng mắt chồi ngủ để nhân giống in vitro. Phương pháp này cung cấp lượng lớn cây giống sạch bệnh.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây có chiều cao 7 – 10 cm, có từ 6 lá thật; cây giống sinh trưởng tốt, bộ rễ khỏe, không mang mầm bệnh. Tuổi cây giống khoảng 2 tháng tuổi tính từ khi gieo ươm hoặc trồng cây vào bầu đến khi xuất vườn.

5.5.6.3. Thời vụ trồng

Giảo cổ lam bảy lá có thể trồng vào vụ xuân hè, tháng 3 – tháng 5.

5.5.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Cuốc hoặc cày lật đáy sâu hết tầng canh tác 25 – 30 cm, làm đất nhỏ, tơi xốp và làm sạch cỏ. San mặt bằng và thiết kế luống cao từ 20 – 25 cm, rộng 100 – 120 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm, thoát nước tốt.

5.5.6.5. Mật độ, khoảng cách trồng

Có thể gieo trồng ở các mật độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và chế độ canh tác. Có thể trồng ở các mật độ như sau: (20 × 20) cm; (30 × 30) cm; (40 × 40) cm; (50 × 50) cm. Khoảng cách thường áp dụng là (20 × 20) cm, cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 20 cm, tương đương mật độ 250.000 cây/ha.

5.5.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

– Trồng từ hom rễ trần: Nên trồng theo hàng ngang. Dùng cuốc rạch sâu 15 – 20 cm.

Đặt hom so le với hàng trước. Lấp đất sao cho phần thân bên trên tiếp xúc càng sát với mặt luống càng tốt, tạo điều kiện cho hom sớm ra rễ, cây sinh trưởng tốt hơn.

– Trồng cây có bầu: Đánh rạch trên luống sâu 15 – 20 cm. Rạch vỏ bầu. Đặt cây vào rạch và lấp đất.

– Tưới nước: Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Giai đoạn đầu 30 ngày sau khi trồng, cây cần được cung cấp nước đầy đủ, tưới 1 lần/ngày, đảm bảo độ ẩm 10 – 80% để cây bén rễ hồi xanh, ra rễ mới. Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng. Tưới nước sau mỗi đợt bón phân để hịa tan phân, giúp cây dễ hấp thu phân bón.

Sau đó, số lần tưới giảm dần, tùy theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách và thời gian tưới cho cây thích hợp.

– Trồng dặm: Sau 7 – 10 ngày, trồng dặm lại những cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng.

– Làm giàn che nắng: Tùy thuộc vào điều kiện của từng nơi, có thể làm khung bằng các vật liệu như: tre, gỗ, bê tông, sắt hoặc kết hợp các vật liệu này, sao cho giàn che nắng phải có độ vững chắc, cao 2 – 2,5 m, phủ một lượt lưới đen lên trên.

– Làm cỏ: Thường xuyên làm cỏ, nhất là vào mùa mưa ẩm. Làm cỏ lúc cây mới trồng, hằng năm nên xới xáo, vun gốc từ 2 đến 3 lần để tạo độ thoáng cho cây phát triển.

5.5.6.7. Kỹ thuật bón phân

– Lượng phân bón cho 1 ha/năm: 85 kg N + 60 kg P2O5 + 25 kg K2O + 4 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.

– Phương pháp bón phân: Bón lót khi làm đất tồn bộ lượng phân NPK và 3 tấn phân vi sinh; bón thúc 1 tấn phân vi sinh cịn lại, chia đều năm lần bón trong năm:

+ Lần 1: Bón sau khi trồng 30 ngày. + Lần 2: Bón sau khi trồng 60 ngày.

+ Lần 3: Bón sau khi trồng 80 ngày (sau thu lần 1). + Lần 4: Bón sau khi trồng 140 ngày (sau thu lần 2). + Lần 5: Bón sau khi trồng 200 ngày (sau thu lần 3).

Chú ý: Lần bón cần tính tốn để đảm bảo có đủ thời gian cho cây hấp thu. Các năm

tiếp theo bón 4 – 5 lần, lần 1 bón đầu vụ xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.

5.5.6.8. Phòng trừ sâu bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để quản lý sâu bệnh hại trên ruộng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đặc biệt không dùng các loại thuốc bị cấm sử dụng.

Phòng và theo dõi để phát hiện kịp thời các loại sâu bọ cánh cứng hại cây. Nếu thấy hiện tượng cây bị bệnh, cắt bỏ lá phần bị bệnh và lá già úa, vệ sinh toàn bộ khu vực để tránh lây lan.

Sâu ban miêu xuất hiện từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá Khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1, 2.

5.5.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

– Thời vụ thu hoạch: Sau khi trồng từ 3 – 4 tháng, có thể tiến hành thu hoạch cây Giảo cổ lam để làm dược liệu. Trung bình có thể thu hoạch 1 năm 4 lần. Cây trồng 1 lần có thể thu hoạch 3 – 4 năm. Chọn ngày nắng ráo, tránh thu hoạch vào những đợt mưa kéo dài.

– Kỹ thuật thu hoạch: Trước khi thu hoạch, cần làm sạch phần trên mặt đất. Các dụng cụ và vật tư cần thiết cho việc thu hoạch phải chuẩn bị bao gồm: dao, kéo, rổ, sọt đựng; xe vận chuyển; bạt lót nền phơi thảo dược; túi ni lông, bao tải dứa, dây buộc, nhãn

mác hàng hóa. Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hoạch và sơ chế Giảo cổ lam cần phải được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.

Thu hoạch phần thân cây, chỉ để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 30 cm để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh sau chăm bón.

– Vận chuyển sản phẩm: Các phương tiện sử dụng để vận chuyển dược liệu từ nơi thu hoạch về địa điểm sơ chế cần được làm sạch trước khi sử dụng.

5.5.8. Tiêu chuẩn dược liệu

Độ ẩm không quá 13%. Tro tồn phần khơng quá 10%. Tro không tan trong axit hydrocloric không quá 3%. Không lẫn đất cát và các tạp chất khác. Kim loại nặng: không quá 2,0 phần triệu Pb, 1 phần triệu Cd, 0,5 phần triệu Hg, 1,0 phần triệu As. Hàm lượng saponin toàn phần trong dược liệu khơng được ít hơn 4,5% tính theo dược liệu khô kiệt (Dược điển Việt Nam V).

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)