Các cách thức thực hiện nghiên cứu bao gồm nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu phi thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm nhiều nội dung như nghiên cứu tư liệu,
xây dựng khái niệm, phạm trù và thực hiện các suy luận toán học... Chất liệu cho nghiên cứu chỉ gồm, những khái niệm, qui luật, định luật, định lý, tư liệu, số liệu... đã tồn tại trước đó.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp tiến hành quan sát để phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng và sau đó đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra. Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu thực hiện bởi những quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra trong những điều kiện có gây biến đổi đối tượng nghiên cứu chủ định. Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Nó có ưu điểm là nhà nghiên cứu có thể chủ động tạo ra tình huống, có thể nhanh chóng thay đổi tình huống, có thể xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của tiến trình nghiên cứu.
Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng. Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm bao gồm các phương pháp như quan sát tự nhiên, trắc nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp hội đồng, điều tra bằng bảng hỏi...
Trong quá trình nghiên cứu, việc chọn phương pháp nghiên cứu sẽ do mục đích và đối tượng nghiên cứu quy định.
d) Dữ liệu
Dữ liệu được xem như là tiền đề của mọi lý thuyết. Nhà nghiên cứu tìm kiếm và thu thập dữ liệu và sau đó tiến hành xử lý dữ liệu nhằm đưa ra kết quả và hoàn thiện hay phát triển lý thuyết đã được chứng minh trước đấy.
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Có thể chia ra 2 loại dữ liệu là dữ
liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập, thông qua phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, cịn ít hoặc chưa được chú giải. Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và diễn giải. Các nguồn dữ liệu thứ cấp rất đa dạng như sách, báo, tạp chí, tập san chuyên đề, báo cáo khoa học, internet, luận văn, luận án...
1.3. TIẾN TRÌNH TƯ DUY TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học phải tuân theo một trật tự logic nhất định. Trình tự nghiên cứu khoa học bao gồm 4 bước như sau (Hình 1.3):
- Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu - Xây dựng luận điểm khoa học
- Chứng minh luận điểm khoa học - Trình bày luận điểm khoa học
Hình 1.3. Tiến trình tư duy trong nghiên cứu khoa học
Nguồn: Thiétart và ctg., 2003
Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Xây dựng luận điểm khoa học
Chứng minh luận điểm khoa học
1.3.1. Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu) là câu hỏi được đặt ra khi nhà nghiên cứu gặp phải sự hạn chế của tri thức khoa học hiện có với thực tế mới phát sinh, yêu cầu phải phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Việc xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu chính là việc đặt câu hỏi “Cần chứng minh điều gì?” Thực chất, việc xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu chính là đưa ra những câu hỏi làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời thông qua các hoạt động nghiên cứu tiếp sau (Thiétart và ctg., 2003). Việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu có thể xảy ra hai trường hợp: