Vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 65 - 68)

- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.2. Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề được hiểu là khoảng cách giữa điều mong muốn và có thể thực hiện với cái thực tế mà con người chưa đạt tới. Ví dụ như một đất nước đang cịn nghèo đói mong muốn trở thành một quốc gia giàu có, đó là một vấn đề về phát triển đất nước. Hay như một doanh nhân có số vốn 1 tỷ đồng muốn sau vài năm trở thành 10 tỷ đồng, đó là một vấn đề về phát triển kinh doanh.

Từ cách hiểu vấn đề như trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm vấn đề nghiên cứu là một vấn đề có thực phát sinh trong cuộc sống được nghiên cứu để tìm ra cách thức tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó. Từ khái niệm này có thể rút ra hai đặc điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: Một là, vấn đề nghiên cứu phải là một vấn đề có thực và hai là, giải quyết vấn đề nghiên cứu phải mang lại lợi ích thiết thực cho con người.

Nghiên cứu khoa học cần được bắt đầu bằng việc phát hiện vấn đề nghiên cứu, tức là trả lời câu hỏi nghiên cứu cái gì? Để làm gì? Giá trị cơng trình nghiên cứu cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào vấn đề nghiên cứu mới. Nhận dạng vấn đề nghiên cứu đóng vai trị rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, việc xác định vấn đề nghiên cứu là khâu đầu tiên trong mọi dự án nghiên cứu khoa học. Một vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng và đúng đắn là điều kiện tiên quyết cho thành công của nghiên cứu.

Trước khi viết một đề xuất nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết cần xác định các vấn đề nghiên cứu quan trọng. Vấn đề nghiên cứu ưu tiên sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm ý nghĩa của vấn đề hoặc

nhu cầu, năng lực của nhà nghiên cứu và của tổ chức để giải quyết vấn đề, những nguồn lực hiện có hoặc tiềm năng để tiến hành nghiên cứu và nhận thức của xã hội, cộng đồng, các tổ chức là yếu tố quan trọng để cho các sản phẩm, lợi ích của nghiên cứu được thừa nhận. Bước đầu tiên để chuẩn bị đề xuất nghiên cứu là xác định một vấn đề hoặc thiết lập một vấn đề mà đó sẽ là chủ đề của đề xuất nghiên cứu. Điều này có thể là một bước đơn giản đối với nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, người có đầy đủ kiến thức và nhận thức trong lĩnh vực của họ và có kinh nghiệm về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan. Nhưng ngay cả các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, khi tìm kiếm và xác định nghiên cứu ở lĩnh vực mới cũng địi hỏi các phân tích và kỹ năng khái qt hóa, chuyển từ ý tưởng của vấn đề sang câu hỏi có khả năng nghiên cứu và có tính thực tế.

Thơng thường có thể nhận dạng vấn đề nghiên cứu từ 2 nguồn: - Từ lý thuyết: Là phải xác định được những gì những nghiên cứu trước đã làm, những gì chưa làm và những gì chưa được làm hồn chỉnh, tiến hành tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đã có sẽ giúp nhận dạng được vấn đề nghiên cứu.

- Từ thực tế: Vấn đề nghiên cứu có thể được nhận dạng qua hàng

loạt những vướng mắc, những mâu thuẫn phát sinh trong các hoạt động của con người nhằm đạt được những mục đích, những mong muốn hay ước mơ,... Các vấn đề nảy sinh trong thực tế có thể nhận biết thơng qua hoạt động của con người, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo, trao đổi với những người đang tiến hành các hoạt động thực tế. Tiếp đến nhà khoa học tiến hành tổng kết và nghiên cứu thực tế, từ đó phát hiện những vấn đề nghiên cứu phù hợp.

Những vấn đề nghiên cứu được nhận dạng từ lý thuyết hoặc thực tế không bao giờ tách biệt nhau. Vấn đề nghiên cứu xuất phát từ thực tế phải gắn với cơ sở lý thuyết và ngược lại, vấn đề nghiên cứu xuất phát từ lý thuyết phải gắn với lợi ích mà nó mang lại cho các hoạt động trong thực tế. Có thể mơ hình hóa quy trình nhận dạng vấn đề nghiên cứu như hình 2.1

Hình 2.1: Mơ hình chung nhận dạng vấn đề nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu được tiến hành sau khi đã nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu phải nhìn thấy được những gì mà mọi người đã và đang nhìn thấy và suy nghĩ những gì mà chưa ai đã và đang suy nghĩ. Vấn đề nghiên cứu được xác định phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản là có tính mới và có ý nghĩa.

Vấn đề nghiên cứu thường được chia thành 2 dạng chính: (1) Dạng nguyên thủy (Original research) và dạng nghiên cứu lặp (Replication research): Trong nghiên cứu lặp còn phân thành 4 loại: Lặp loại 0, I, II, III. Trong đó:

- Lặp 0: Nghiên cứu sử dụng lại thiết kế, mơ hình nghiên cứu và cả mẫu hay sử dụng hoàn toàn giống nghiên cứu đã có. Nghiên cứu loại này thuộc các nghiên cứu tự nhiên hơn là xã hội vì khơng thể lặp lại hoàn toàn các thành phần của một nghiên cứu (các yếu tố ngoại lai luôn xuất hiện).

Theo dõi thực tế Tổng kết lý thuyết (thực tế) Theo dõi lý thuyết

Nghiên cứu lý thuyết (thực tế) Nhận dạng vấn đề

- Lặp I: Sử dụng lại thiết kế, mơ hình nghiên cứu,... nhưng gia tăng mức độ tổng quát ở một phạm vi, nền văn hóa, đối tượng nghiên cứu khác.

- Lặp II: Thực hiện giống nghiên cứu đã có nhưng ở nhiều ngữ cảnh khác nhau.

- Lặp III: Nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đã có những điều chỉnh bổ sung hoàn thiện hơn.

Khi xác định vấn đề nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu nhà khoa học cần phải cân nhắc một số yếu tố nguồn lực sau:

- Sự hiểu biết, vốn tri thức, năng lực trí tuệ, lịng say mê,... của người nghiên cứu đối với vấn đề đặt ra.

- Nguồn thông tin, tư liệu, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực nghiệm, các hướng khai thác mới về thông tin, nhân lực, tài lực, vật lực có triển vọng.

- Các điều kiện về tổ chức, kinh phí và sự quản lý lãnh đạo của các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học.

Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện và dạng thức nghiên cứu khoa học nêu trên, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nêu vấn đề nghiên cứu thông qua tên của các đề tài hoặc dự án nghiên cứu khoa học (tên vấn đề nghiên cứu). Tên của vấn đề nghiên cứu phải ngắn gọn, súc tích và rõ ràng, chứa đựng được các thông tin rất cơ bản về vấn đề nghiên cứu như mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)