Nguyên tắc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 124 - 126)

- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.4.2.1. Nguyên tắc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính dựa trên mục đích xây dựng lý thuyết khoa học nên nó khác hẳn so với nghiên cứu định lượng: Thông tin được thu thập cho tới khi khơng có dấu hiệu mới thì lượng mẫu được coi là đủ (thường gọi là chọn mẫu lý thuyết (Coyne 1997, Strauss & Corbin 1998)); chất lượng mẫu quyết định toàn bộ chất lượng của quá trình nghiên cứu do số mẫu trong nghiên cứu định tính thường nhỏ, tác động của những sai lệch khi chọn mẫu với kết quả nghiên cứu thường rất nghiêm trọng. Q trình thu thập thơng tin, nhà nghiên cứu cần dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát hiện những dữ liệu mới từ đó quyết định kích thước mẫu, cũng như định hướng các chủ đề, các câu hỏi, cách xây dựng quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, việc thu

thập thơng tin và chất lượng các thông tin thu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà nghiên cứu.

Nguyễn Đình Thọ (2013) đưa ra quy trình chọn mẫu lý thuyết trong nghiên cứu định tính như sau: Nhà nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu thứ 1 (S1), thảo luận với họ để thu thập dữ liệu cần thiết cho xây dựng lý thuyết. Tiếp theo, chọn phần tử S2 để thu thập dữ liệu từ họ và nhà nghiên cứu phát hiện S2 cho một số thơng tin có ý nghĩa cho nghiên cứu nhưng khác với S1; Vì vậy, nhà nghiên cứu tiếp tục với S3. Tương tự như S2, nhà nghiên cứu phát hiện thêm một số thơng tin khác với S1 và S2, vì vậy nhà nghiên cứu tiếp tục chọn thêm phần tử S4. Đến đây, nhà nghiên cứu phát hiện thêm một vài điểm khác biệt so với những thông tin đã thu thập từ S1, S2, S3 nhưng khơng có ý nghĩa nhiều. Tiếp tục đến S5 thì hầu như khơng có gì thêm. Vì vậy, S5 là điểm bão hòa (saturated point) có nghĩa là đến đây khơng cịn thơng tin gì mới nữa để tiếp tục cho phần tử tiếp theo. Tuy nhiên, để khẳng định điểm bão hòa nhà nghiên cứu chọn thêm S6. Nếu không phát hiện thêm thơng tin gì mới thì sẽ ngừng tại S6 và kích thước mẫu cho nghiên cứu là 6.

Dữ liệu phát triển lý thuyết

Số lượng phần tử (kích thước mẫu)

Hình 3.3: Chọn mẫu lý thuyết Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2013) S1 S2 S3 S4 S5 S6

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)