- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.3.4. Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Mục tiêu của việc xây dựng mơ hình nghiên cứu là thiết lập một cách rõ ràng những vấn đề đặt ra và những hướng nghiên cứu, những hướng triển khai để giúp nhà nghiên cứu có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất. Mơ hình nghiên cứu được cấu trúc bởi các khái niệm và giả thuyết cơ bản. Các khái niệm và giả thuyết đặt ra phải có mối liên hệ gắn kết với nhau để tạo ra khung lý thuyết chặt chẽ và thống nhất. Cần có sự phân biệt giữa khái niệm, giả thuyết cơ bản với các khái niệm, giả thuyết bổ trợ trong nghiên cứu. Ví dụ, để xây dựng mơ hình lý thuyết về hiện tượng trẻ em vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng với sự liên kết
xã hội, trong đó có chứa đựng hai khái niệm cơ bản là sự liên kết xã hội và tỷ lệ phạm tội ở trẻ vị thành niên, cùng một giả thuyết về mối liên hệ giữa sự liên kết xã hội với tỷ lệ phạm tội ở trẻ vị thành niên. Giả thuyết này thiết lập mối quan hệ giữa hai khái niệm và hướng tới câu trả lời về nguyên nhân của trẻ vị thành niên phạm tội trong xã hội. Nhờ việc xác định được những khái niệm và giả thuyết cơ bản này, nhà nghiên cứu mới có thể xây dựng được mơ hình nghiên cứu. Việc xác lập được mơ hình nghiên cứu với các khái niệm và giả thuyết cơ bản sẽ giúp cho nghiên cứu không bị phân tán theo nhiều hướng, tránh tình trạng nhà nghiên cứu khó có thể cấu trúc được cơng việc của mình. Biết rằng trong nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu có thể phải nhờ đến những khái niệm hoặc những giả thuyết khác, nhưng cần tránh việc những khái niệm và giả thuyết này làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của tồn bộ cơng trình nghiên cứu. Cần xác định được đâu là khái niệm, đâu là giả thuyết tạo nên cấu trúc của mơ hình nghiên cứu, đâu là những khái niệm, giả thuyết chỉ mang tính bổ trợ, chỉ đơn giản được sử dụng trong q trình nghiên cứu.
Để có thể xây dựng khái niệm, các nhà nghiên cứu thường có hai cách: (1) Xác lập khái niệm từ thực tiễn quan sát, từ kinh nghiệm cuộc sống hoặc từ những thông tin thu thập được và (2) Xác lập khái niệm từ lập luận, lý thuyết. Với cách đầu tiên, nhà nghiên cứu sẽ bắt đầu từ các chỉ dẫn có trong thực tiễn rồi nhóm lại để tạo thành các khái niệm (cách quy nạp). Còn đối với cách thứ hai, nhà nghiên cứu lại đi theo hướng ngược lại (diễn dịch), để từ khái niệm tìm ra các chiều nghiên cứu, các cấu thành nghiên cứu và các chỉ dẫn nghiên cứu theo cách thức suy diễn một cách logic. Với mỗi cách xây dựng khái niệm nêu trên, ta lại có phương thức để xây dựng mơ hình nghiên cứu tương ứng.
Quá trình và phương thức xây dựng mô hình nghiên cứu có thể được mô tả thông qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mơ tả tóm tắt q trình và phương thức xây dựng mơ hình nghiên cứu Phương pháp quy nạp Phương pháp diễn dịch
Được xây dựng thông qua quan sát, kinh nghiệm
Chỉ dẫn được nêu ra trên cơ sở thực tiễn Từ chỉ dẫn, xây dựng những khái niệm, những giả thuyết và tạo nên mơ hình nghiên cứu.
Được xây dựng thông qua các khái niệm nhằm giải thích hiện tượng được nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được thực hiện một cách logic bởi các giả thuyết, khái niệm và chỉ dẫn và mối liên quan trong thực tiễn.
Nguồn: Các tác giả
Quá trình xây dựng khái niệm có thể được thực hiện theo hai bước. Trước tiên là nhằm xác định các chiều nghiên cứu của khái niệm và khiến nó hiện hữu trong thực tiễn. Sau đó xác định các chỉ dẫn để giúp định hướng, đo lượng các chiều của khái niệm. Có thể lấy một ví dụ đơn giản về khái niệm “tuổi già”. Với khái niệm này, các chỉ dẫn có thể có là tỷ lệ tóc bạc, tình trạng đồi mồi của làn da, tình trạng gãy, rụng của hàm răng. Nhưng, những chỉ dẫn này đều khơng hồn tồn rõ ràng. Thay vào đó, chỉ dẫn về ngày, tháng, năm sinh sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều khi xác định tình trạng lão hóa của con người. Như vậy, với khái niệm “tuổi già” nhà nghiên cứu ở đây chỉ có một chiều nghiên cứu là về mặt thời gian và chỉ có một chỉ dẫn về độ tuổi để xác định. Trong thực tiễn, có những khái niệm có rất nhiều chiều nghiên cứu.
Ví dụ: Đối với nghiên cứu về tơn giáo, nhà nghiên cứu có thể xác lập bốn chiều nghiên cứu như sau: Chiều kinh nghiệm (bao gồm các kinh nghiệm sống đưa chủ thể đến các mối quan hệ với Chúa trời, hoặc với một niềm tin tơn giáo nào đó), chiều tâm linh (bao gồm các niềm tin của chủ thể vào một đối tượng nào đó), chiều thực hành tơn giáo (đọc kinh, làm lễ,...) và chiều áp dụng tôn giáo trong thực tiễn (ln trung thực, có lịng vị tha,...). Có những trường hợp, nhà nghiên cứu cần phải chia nhỏ khái niệm thành các cấu thành của khái niệm, để có thể xác định được các chỉ dẫn đo lường chúng. Ví dụ, với khái niệm “chủ thể xã hội”, một
nhà nghiên cứu đã xác định hai chiều nghiên cứu của khái niệm. Đó là: khả năng tạo ra sự hợp tác, gắn bó trong xã hội và khả năng gây ra sự xung đột. Mỗi chiều nghiên cứu lại được chia nhỏ thành các cấu thành. Đối với khả năng tạo sự hợp tác, gắn bó trong xã hội, nhà nghiên cứu có thể chia thành các cấu thành về nguồn lực, về lợi ích, về sự tơn trọng các quy tắc xử sự, về mức độ, vị trí của chủ thể trong xã hội. Đối với khả năng gây ra sự xung đột, nhà nghiên cứu có thể chia thành các cấu thành về khả năng lôi kéo các chủ thể khác, khả năng thể hiện sự bất đồng ý kiến với những quy tắc xử sự trong xã hội, khả năng thể hiện sự tự do của mình và khả năng sử dụng những đặc tính mà chủ thể có được. Với ví dụ này, chúng ta có thể có bảng phân tích khái niệm như ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Ví dụ về các chiều nghiên cứu về chủ thể trong xã hội
Khái niệm Chiều nghiên cứu Cấu thành Chỉ dẫn
Chủ thể xã hội
Hợp tác, gắn bó
Đấu tranh, xung đột
Nguồn lực Lợi ích Sự tơn trọng quy tắc xử sự Mức độ, vị trí trong xã hội
Khả năng lôi kéo Khả năng thể hiện sự bất đồng ý kiến Khả năng thể hiện sự tự do Khả năng sử dụng đặc tính _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Nguồn: Các tác giả
Giả thuyết được coi như câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu. Trước khi quyết định mơ hình nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải xem lại câu hỏi nghiên cứu nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu phải có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Suy rộng ra, vấn đề đặt ra, mơ hình nghiên cứu, các khái niệm và giả thuyết là những bộ phận không thể tách rời trong nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu là hệ thống các giả thuyết được gắn kết logic với nhau. Trong khi đó, giả thuyết lại là sự dự đốn về mối quan hệ giữa các khái niệm hoặc giữa hiện tượng và khái niệm. Tổng hợp các khái niệm, giả thuyết gắn kết đan xen một cách logic với nhau sẽ tạo thành mơ hình nghiên cứu.
Ví dụ, khi nghiên cứu về sự thành cơng của một người trong xã hội, chúng ta có thể đưa ra một số giả thuyết về sự thành công như sau: Do thu nhập, do học vấn, do có nghề nghiệp tốt, do điều kiện văn hóa, do hưởng lợi ích từ cha mẹ. Nhà nghiên cứu có thể đưa ra các giả thuyết về sự thành cơng như ở hình 3.2.
Thu nhập
Học vấn Nghề nghiệp
Lợi ích từ cha mẹ Thành công Điều kiện văn hóa
Hình 3.2: Một số giả thuyết về sự thành công của một người trong xã hội
Nguồn: Các tác giả
Tuy nhiên, với bảng này ta chưa thể hiểu được những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố tạo nên sự thành công trong xã hội. Do vậy, đây chưa thể được coi là mơ hình nghiên cứu. Cần phải xây dựng một hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố này để làm rõ hơn được mối quan hệ giữa chúng. Mơ hình nghiên cứu khơng phải chỉ đơn giản là tập hợp các giả thuyết tách rời nhau, mà cần phải có mối liên hệ qua lại với nhau, không thể tách rời.
Giả thuyết có thể được thể hiện dưới hai hình thức. Giả thuyết có thể là sự dự đốn về mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm về hiện
tượng đó. Ví dụ, nhà xã hội học Alain Touraine đã đặt ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiện tượng về phản ứng của sinh viên với khái niệm về chuyển động của xã hội. Giả thuyết cũng có thể là sự dự đoán về mối quan hệ giữa hai hiện tượng hoặc hai khái niệm. Ví dụ, giả thuyết về mối quan hệ giữa khái niệm về động lực và tạo động lực làm việc trong doanh nghiệp.
Giả thuyết sẽ tạo ra các tiêu chí để nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm, lựa chọn các dữ liệu. Giả thuyết là sự kết nối giữa suy nghĩa lý thuyết với công việc thực tiễn. Để có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải xem xét, phân tích, xử lý dữ liệu. Việc thu thập, xử lý các dữ liệu trong thực tiễn, quay trở lại, là phương tiện để sửa chữa, bổ sung cho mơ hình nghiên cứu.
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng của giả thuyết đó là giả thuyết phải đáp ứng tiêu chí là có thể bị phủ nhận. Bởi như đã nêu, giả thuyết chỉ là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu và cần phải được kiểm chứng. Do vậy, giả thuyết phải có tính “có thể bị phủ nhận”. Điều đó có nghĩa là, giả thuyết phải mang tính chung, khái qt và có thể chấp nhận những nhận định trái ngược mà về mặt lý thuyết, cần phải kiểm chứng. Ví dụ, giả thuyết về sự gắn kết xã hội và tỷ lệ tự sát. Nhận định đưa ra có thể là: Sự gắn kết xã hội càng lớn thì tỷ lệ phạm tội của trẻ vị thành niên càng thấp. Nhưng cũng có thể là: Sự gắn kết xã hội càng lớn thì tỷ lệ phạm tội ở trẻ vị thành niên càng cao.