Các phương pháp khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 110 - 112)

- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.4. Các phương pháp khác

Phương pháp hiện tượng học

Là phương pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng nhằm hiểu rõ việc một hoặc nhiều cá nhân trải nghiệm một sự việc nào đó. Ví dụ, nhà nghiên cứu có thể phỏng vấn các sinh viên đã và đang tham gia bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp để biết được trải nghiệm của họ về công việc bán hàng đa cấp.

Phương pháp hiện tượng học có lịch sử phát triển lâu dài ở các ngành tâm lý học, xã hội học. Phương pháp này có mục đích làm sáng tỏ một hiện tượng qua những gì mà các chủ thể tham gia hiện tượng cảm nhận được (Lester, 1999). Hiện tượng học là nghiên cứu về kinh nghiệm được nhìn nhận ở giác độ cá nhân. Về mặt lý luận, hiện tượng học được thiết lập trên mơ hình kiến thức cá nhân và mang tính chủ quan. Do vậy, phương pháp này có thế mạnh ở những nghiên cứu tìm hiểu về động cơ, hành vi của con người đã trải qua một hiện tượng cụ thể nào đó.

Phương pháp dân tộc học

Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là mô tả về văn hóa của một nhóm người. Lưu ý là thuật ngữ văn hóa được sử dụng ở đây là nhằm chia sẻ về thái độ, các giá trị, thói quen, ngơn ngữ và những giá trị vật chất và tinh thần của nhóm người đó. Ví dụ, nhà nghiên cứu có thể sống chung với một cộng đồng người để tìm hiểu về văn hóa và hoạt động giáo dục của họ.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong ngành nhân loại học, nhằm nghiên cứu các nền văn hóa. Dần dần, phương pháp này cịn được mở rộng sử dụng để nghiên cứu văn hóa của một nhóm người, của một doanh nghiệp. Phương pháp này sử dụng nhiều công cụ, nhiều cách thức nghiên cứu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là quan sát. Khi sử dụng phương pháp dân tộc học, nhà nghiên cứu đóng vai trị như người tham gia để ghi nhận thông tin.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử học

Là phương pháp nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ bằng cách thu thập một cách có hệ thống và đánh giá khách quan các dữ liệu liên quan đến sự kiện đó. Ví dụ, nghiên cứu về việc sử dụng các hình phạt tại trường học vào thế kỷ 19. Mục đích của phương pháp này là kiểm tra giả thuyết về nguyên nhân, hiệu ứng hoặc xu hướng của những sự kiện này và giải thích các sự kiện hiện tại cũng như dự đoán các sự kiện trong tương lai.

Nghiên cứu lịch sử thường được sử dụng trong các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học chính trị, luật, ngoại giao và trong các khoa học xã hội khác có liên quan đến hành vi, xử sự của con người nói chung.

Trên đây là một số phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Các phương pháp này có thể được sử dụng độc lập trong một nghiên cứu hoặc cũng có thể được kết hợp sử dụng với các phương pháp nghiên cứu khác. Tùy vào khả năng của nhà nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, khả năng tìm kiếm, thu thập dữ liệu mà nhà nghiên cứu sẽ quyết định việc sử dụng độc lập hay kết hợp các phương pháp nghiên cứu này.

Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nghiên cứu nào thì việc thực hiện một đề tài nghiên cứu bao giờ cũng theo một quy trình nhất định. Việc thực hiện đúng quy trình nghiên cứu cũng là một yếu tố tạo nên chất lượng của một cơng trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)