- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?
1.4. CÁC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1 Luận văn, đề án, đồ án, khóa luận bậc đại học
1.4.1. Luận văn, đề án, đồ án, khóa luận bậc đại học
Luận văn, đề án, đồ án, khóa luận bậc đại học là một cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Đây là cơng trình khoa học đầu tay của sinh viên.
Hình thức và nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm
- Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu, tính mới, tính thời sự, tính cấp thiết của đề tài khóa luận. Trong phần này, sinh viên cũng cần phải nêu đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục của khóa luận.
- Tổng quan nghiên cứu: Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên
quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải cập nhật, viết có tính phân tích tổng hợp chứ khơng làm tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ tài liệu lược khảo. Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.
- Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: Trình bày có tính hệ
thống các lý thuyết về các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở cho phân tích thực tiễn. Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, cơng thức tính tốn và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu (dựa vào các lý thuyết, nghiên cứu từ trước đến nay) giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả. Trình bày các phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp mô tả, phương pháp suy diễn, phương pháp quy nạp, mô phỏng, thống kê, dự báo...
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Phần này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng số liệu, hình, mơ tả, sử dụng phép thống kê đánh giá kết quả,... sao cho kết quả chính của nghiên cứu
được nổi bật. Trình bày các kết quả nghiên cứu một cách tuần tự và có tính hệ thống về các vấn đề nghiên cứu phù hợp với cơ sở lý luận được trình bày ở phần trước. Phân tích và rút ra nhận xét về các kết quả nghiên cứu thực tế so với lý thuyết.
Chương này có thể viết thành hai dạng: Trình bày kết quả và thảo luận chung hay tách trình bày kết quả và thảo luận riêng. Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng như đặc điểm của kết quả nghiên cứu. Nội dung thảo luận phải làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với tên đề tài.
- Kết luận và kiến nghị: Căn cứ vào kết quả chính của nghiên cứu
để đưa ra các kết luận liên quan đến kết quả nghiên cứu ở phần trước và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo. Các kết luận phải hướng vào mục tiêu nghiên cứu đã xác định ngay từ đầu. Các kiến nghị cũng phải được rút ra từ kết quả nghiên cứu cùng với những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo: Nêu đầy đủ và trung thực các tài liệu mà khóa
luận có tham khảo trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
- Phụ lục: Tập hợp các dữ liệu, hình ảnh, sơ đồ, biểu mẫu nhằm minh họa, bổ sung cho nội dung chính của khóa luận.