TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 96 - 99)

- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 1 Khái niệm

3.1.1. Khái niệm

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu thường có sự phân biệt giữa định tính và định lượng. Tuy nhiên, sự phân biệt này là không rõ ràng. Ngay cả việc sử dụng thuật ngữ cũng cho thấy các nhà nghiên cứu cịn chưa chắc chắn, chưa có tiêu chí rõ ràng để phân biệt. Chính vì vậy, khi tham khảo các bài viết về vấn đề này, chúng ta thấy các tác giả thường sử dụng các thuật ngữ khác nhau như: “dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng”, hay “phương pháp định tính, phương pháp định lượng”, hoặc “nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng”. Việc phân biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng càng khơng rõ ràng khi khơng có một tiêu chí nào cho phép phân biệt một cách tuyệt đối hai phương pháp này với nhau. Trong khuôn khổ của giáo trình này, nhằm giúp cho việc diễn đạt và phân tích được thuận tiện và rõ ràng, thuật ngữ “nghiên cứu định tính” hay “nghiên cứu định lượng” được sử dụng để chỉ những nghiên cứu khoa học có sử dụng “phương pháp nghiên cứu định tính” và “phương pháp nghiên cứu định lượng”. Thuật ngữ “phương pháp”, thuật ngữ latin là “methodus” có nghĩa là con đường, hướng dẫn đến kết quả, con đường phải theo. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thuật ngữ “phương pháp nghiên cứu” được hiểu là cách làm, cách nghiên cứu.

Khái niệm “phương pháp nghiên cứu định tính” thường được hình thành, được định nghĩa trong mối quan hệ với khái niệm “phương pháp nghiên cứu định lượng”. Sự đối lập giữa “định tính” và “định lượng” được xuất hiện từ thế kỷ 19 trong lĩnh vực hóa học. Khác với những phân tích định lượng, phân tích định tính có thể được hiểu là “phân tích cho phép xác định bản chất của các yếu tố tạo nên cơ thể con người mà không cần chỉ rõ tỷ lệ giữa chúng như thế nào.” (Dumez, 2011). Theo các tác giả, cũng như với cơ thể con người, phân tích định tính có vai trị quan trọng trong nghiên cứu xã hội. Trước tiên, cần phải xác định các yếu tố cấu thành xã hội là các yếu tố nào, sau đó, mới có thể tiến hành

phân tích tỷ lệ thành phần giữa chúng với nhau để xác định bản chất của chúng. Với cách hiểu này, nhiều tác giả đã đối lập phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng khi cho rằng chỉ có thể tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính trước thì mới có thể thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng. Bởi phương pháp nghiên cứu định tính cho phép chúng ta xác định được các yếu tố, các hiện tượng cần phải nghiên cứu. Còn phương pháp nghiên cứu định lượng chỉ cho phép chúng ta kiểm chứng các yếu tố, hiện tượng bằng các phương pháp thống kê, kinh tế học.

Tuy nhiên, quan điểm này đã bị bác bỏ bởi nhiều tác giả (Dumez, 2011). Theo họ, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng khơng phải là những nghiên cứu có tính chất loại trừ nhau. Mỗi loại nghiên cứu có những mục tiêu khác nhau, tùy vào khả năng của người nghiên cứu để quyết định lựa chọn loại nghiên cứu phù hợp, hoặc kết hợp cả hai loại nghiên cứu với nhau.

Tóm lại, nghiên cứu định tính là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và phương pháp được tiến hành để nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu định tính là nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc. Phương pháp để tiến hành nghiên cứu là những phương pháp gắn liền với câu chữ, hơn là với các con số. Nghiên cứu định tính là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mơ tả như những câu viết, những hành vi xử sự của con người được quan sát.

Sự phát triển của nghiên cứu định tính được nhận thấy rõ nét ở Mỹ, ở châu Âu (Anadón, 2006; Deschenaux, 2013). Phương pháp nghiên cứu định tính ngày nay đã được thừa nhận rộng rãi và được thường xuyên sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc thừa nhận phương pháp nghiên cứu định tính cịn hạn chế trong một số lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, giáo dục,...Marta Anadón đã lập một bảng phát triển của nghiên cứu định tính (Anadón, 2006). Bảng này nêu rõ những bước phát triển và thăng trầm của nghiên cứu định tính. Theo

Marta, nghiên cứu định tính đã có sự phát triển mạnh từ những năm 1920 ở Mỹ bởi trường phái Chicago. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, loại nghiên cứu này ngày càng được thừa nhận và đã khẳng định được vị trí của mình trong các nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng cả trong lĩnh vực marketting với các công cụ thu thập dữ liệu như phỏng vấn, phỏng vấn nhóm chuyên sâu. Từ những năm 90, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe cũng dần quen với việc sử dụng các cơng cụ thu thập, phân tích dữ liệu của phương pháp nghiên cứu định tính.

Cùng với sự khẳng định vị trí của mình trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu định tính cũng chịu nhiều chỉ trích của các nhà nghiên cứu khi họ cho rằng phương pháp này cịn mang nhiều tính chủ quan. Phương pháp nghiên cứu định tính đã trải qua nhiều thăng trầm khi bị chỉ trích về những giá trị khoa học mà nghiên cứu này mang lại, cũng như tính chặt chẽ của nghiên cứu. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận được rằng, nghiên cứu định tính đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của khoa học, của lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu. Qua nhiều năm, các cách thức thu thập và xử lý dữ liệu của nghiên cứu định tính ngày càng được khẳng định, cho phép cộng đồng khoa học có thể có được sự lựa chọn đúng đắn khi tiến hành nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều loại nghiên cứu như lý thuyết nền, nghiên cứu tình huống, phương pháp lịch sử, dân tộc học,.... cũng như sử dụng nhiều cách thức để thu thập và xử lý dữ liệu như quan sát, phỏng vấn, kinh nghiệm cá nhân, phân tích tài liệu,... Tùy từng lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn loại nghiên cứu cũng như cách thức thu thập và xử lý dữ liệu phù hợp.

Dù nghiên cứu định tính xuất hiện muộn hơn trong các nghiên cứu khoa học, nhưng nguồn gốc về mặt lý thuyết luận và phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu định tính là khơng mới. Từ năm 1989, Wilhelm Dilthey (Dilthey, 1989), trong cuốn sách về “Nhập môn về khoa học nhân văn”, đã tiếp cận môn xã hội học ở góc độ là khoa học về

tâm lý, chứ khơng phải là khoa học tự nhiên, đặt nền tảng cho khuynh hướng định tính trong nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)