Xác định vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 114 - 115)

- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Luận cứ giúp nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chứng minh bằng cái gì?

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.3.3. Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định được vấn đề đặt ra trong nghiên cứu là một công việc không đơn giản, thường được thực hiện theo hai bước sau: Trước tiên, làm sáng tỏ các vấn đề có thể đặt ra trong nghiên cứu, sau đó lựa chọn và xây dựng một vấn đề của nghiên cứu. Dựa trên việc đọc các tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn ở bước trên, nhà nghiên cứu sẽ có được cái nhìn nhiều chiều đối với vấn đề đặt ra. Nhà nghiên cứu sẽ suy nghĩ và so sánh các giác độ của vấn đề và phân tích, làm rõ các đặc điểm của chúng

để có thể lựa chọn ra được cho mình một vấn đề nghiên cứu. Muốn lựa chọn đúng, nhà nghiên cứu cần có một vài phương hướng cụ thể để có thể so sánh nhằm quyết định chọn hoặc từ bỏ một vấn đề nào đó, ví dụ như dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, hoặc dựa trên các cách tiếp cận vấn đề: ở giác độ cấu trúc, ở giác độ quá trình, hay ở giác độ mối quan hệ giữa các chủ thể,... Bước tiếp theo yêu cầu nhà nghiên cứu phải lựa chọn ra được vấn đề nghiên cứu. Đây là bước mang tính quyết định của nghiên cứu. Việc lựa chọn được vấn đề nghiên cứu sẽ giúp nhà nghiên cứu định hướng được nghiên cứu của mình. Vấn đề nghiên cứu cần được lựa chọn trên hai tiêu chí sau: Có hay khơng khung lý thuyết phù hợp với vấn đề đặt ra và khả năng thực hiện vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cần xác định xem vấn đề nào sẽ phù hợp nhất với mình dựa trên việc xác định những khái niệm, những ý tưởng chính, những từ khóa của vấn đề và tìm xem liệu có khung lý thuyết để làm rõ các khái niệm, ý tưởng, từ khóa này khơng. Nếu câu trả lời là có và xét thấy khả năng giải quyết được vấn đề đặt ra, nhà nghiên cứu sẽ quyết định lựa chọn vấn đề nghiên cứu.

Xác định được vấn đề nghiên cứu giúp xác định được khung lý thuyết dành cho nghiên cứu và xác lập được đối tượng nghiên cứu cụ thể. Từ đó, nhà nghiên cứu sẽ xác lập được câu hỏi trung tâm của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)