Đánh giá về thị phần hoạt động của VCBHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 37 - 38)

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCBHCM trong giai đoạn 2004 – 2008

2.2.2. Đánh giá về thị phần hoạt động của VCBHCM

Bảng 2.2: So sánh thị phần của VCBHCM với toàn hệ thống VCB

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Vị trí

1. Huy động vốn 23% 20% 19% 17% 3

2. Dư nợ tín dụng 21% 23% 16% 14% 3

3. Thanh toán quốc tế 33% 37% 44% 37% 1

4. Kinh doanh ngoại tệ 30% 34% 38% 32% 1

5. Phát hành thẻ ATM 57% 54% 46% 36% 1

6. Thu lãi ròng 41% 27% 17% 11% 1

7. Thu nhập ngoài lãi 26% 34% 17% 12% 1

8. Lợi nhuận 42% 59% 15% 18% 1

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB và VCBHCM

Bảng 2.3: So sánh thị phần của VCBHCM trên toàn địa bàn TP.HCM

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Vị trí

1. Vốn huy động 13% 12% 8% 5% 3

2. Dư nợ tín dụng 8% 8% 5% 3% 3

3. Thanh toán quốc tế 36% 40% 37% 30% 1

4. Kinh doanh ngoại tệ 15% 14% 12% 10% 1

5. Phát hành thẻ ATM 42% 22% 14% 13% 1

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN TP.HCM và

VCBHCM

Mặc dù có sự giảm sút thị phần so với các năm trước nhưng vị thế của VCBHCM trong toàn hệ thống vẫn tiếp tục được duy trì. Hầu hết các mặt hoạt động VCBHCM

đều dẫn đầu toàn hệ thống chứng tỏ chi nhánh có vai trị quyết định đến sự tăng

trưởng hoạt động kinh doanh của hệ thống VCB nói chung. So với tồn địa bàn

TP.Hồ Chí Minh, tất cả các mặt hoạt động dịch vụ của VCBHCM đều chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là các mảng kinh doanh truyền thống, tuy nhiên thị phần bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Điển hình là thị phần huy động và tín dụng giảm rất nhanh, đến năm 2007 huy động chỉ còn chiếm 5% còn dư nợ chỉ còn 3%. Thị trường thẻ ATM cũng

bị chia sẻ bởi các NHTM khác với mức độ ngày càng tăng. Riêng hai mảng dịch vụ truyền thống là thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vẫn còn giữ được phong độ mặc dù đã có sự giảm sút so với các năm trước.

Hiện nay, các NHTMCP trong nước đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ

bán lẻ và họ đã chinh phục được thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các

NHTMNN, điển hình là dịch vụ huy động vốn có tốc độ tăng trưởng trên 50%, cá

biệt có những NH có mức tăng trưởng trên 100% trong năm 2007 như Sacombank. Bên cạnh đó, các NHTMNN khác trên địa bàn cũng chú trọng hơn đến chính sách

khách hàng cũng như không ngừng đưa ra các sản phẩm mới nhằm duy trì thị phần và thu hút các khách hàng. Các NH liên doanh, chi nhánh NHNNg mặc dù chưa tấn công mạnh vào thị trường nhưng cũng đang gấp rút chuẩn bị cho các chiến lược dài

hạn nhằm khai thác tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả nhưng đối thủ này là thách thức rất lớn đối với VCBHCM, nhất là khi Việt Nam mở cửa hồn tồn thị trường tài chính NH vào năm 2010. Trong các năm tiếp theo để tiếp tục giữ vững vai trị đầu tàu trong tồn hệ thống, chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng, thanh tốn quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường mở rộng các hoạt động của một NH hiện đại, đặc biệt chú trọng mảng dịch vụ bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)