Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 65)

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

™ Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố bên ngoài hệ thống VCB

Nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn: Đó là sự tăng giá các nguyên liệu đầu vào,

giá dầu, giá vàng và tình trạng suy thoái của nền kinh tế Mỹ.

Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam diễn biến bất lợi: Điển hình như: lạm

phát tăng cao (cao hơn cả tốc độ tăng GDP và lãi suất tiết kiệm); vốn ngoại tệ tăng nhanh trong đó dịng vốn đầu tư gián tiếp có tính chất ngắn hạn, biến động rất lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường tài chính tiền tệ bất ổn, điển hình là giá vàng biến động mạnh, thất thường, “bong bóng” bất động sản, thị trường chứng khốn tụt dốc

nhanh chóng.

Hành lang pháp lý về dịch vụ NH chưa thật sự hoàn chỉnh: các quy định pháp

banking… cịn chậm đổi mới và hồn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ và phổ cập các dịch vụ ngân hàng hiện đại của xã hội. Điều này chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi cung cấp và sử dụng các dịch vụ này.

Thiếu sự phối hợp giữa các NHTM trong hoạt động thanh tốn thẻ. Điển hình

là việc kết nối các NHTM trong liên minh thẻ Smartlink còn xảy ra nhiều bất cập.

Riêng liên minh Smartlink có 1.7000 máy ATM và 3 triệu thẻ thì VCB đã chiếm hết 1.100 máy và 2.5 triệu thẻ. Tại khu vực TP.HCM, tổng số máy ATM trong liên minh là 360 máy trong đó có tới 300 máy là của các chi nhánh VCB trên địa bàn (số máy

của chi nhánh VCBHCM chiếm 2/3 trong 300 máy này). Như vậy, các NH khác tham

gia vào liên minh này chỉ phát hành thẻ và để khách hàng sử dụng máy ATM của VCB chứ không đầu tư máy.

Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gia tăng. Trước hết là cạnh tranh

từ các NHTMNN do các NH này đều có chiến lược kinh doanh tương đồng (cùng

nhắm tới các DNNN lớn). Thách thức khác đến từ các NHTMCP, đặc biệt là các NH

đang có ý định thành lập tập đồn lớn có mạng lưới, nguồn nhân lực và tài chính đủ

mạnh. Đối trọng này sẽ tạo sự cạnh tranh rất mạnh với VCBHCM trên các phương

diện phát hành thẻ, lãi suất, chính sách khách hàng. Ngồi ra, sự có mặt của các NH 100% vốn nước ngoài vốn rất mạnh về giao dịch ngoại hối, tài trợ thương mại cũng là một thách thức lớn đối với VCB. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn của VCB (ví dụ như PV, EVN) đều đang có dự định thành lập cơng ty tài chính hoặc tham gia cổ đông lớn trong các NHTMCP mới. Như vậy, có thể thấy trong tương lai VCB sẽ khó

duy trì được danh mục khách hàng cũng như vị trí hiện nay.

™ Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống VCB

Còn nhiều rào cản về cơ chế hoạt động: VCB phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với loại hình DNNN như chính sách lương, thưởng, phúc lợi, định mức lao động, kế hoạch lợi nhuận, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng... Điều này làm cho hoạt động kinh doanh phần nào kém linh hoạt và không phát huy hết yếu tố

nguồn lực con người trong quá trình hoạt động, bộ máy nhân sự điều hành cịn trì trệ, bảo thủ, chậm chuyển đổi. Đặc biệt, cơ chế quản lý điều hành tập trung tại Hội sở

Chính sách khách hàng cịn nhiều bất cập: Chính sách khách hàng của VCB chưa có sự đồng bộ trong tồn hệ thống, chưa cụ thể mà phần lớn chỉ dừng lại ở xử lý vụ việc, cục bộ. VCB vẫn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn về vốn, tín dụng và thanh toán, chưa thực sự hướng tới các khách hàng cá nhân, các DNNVV. Cơ sở vật chất phục vụ công tác khách hàng cịn hạn chế, chưa có cơ chế tài chính và sự linh hoạt cần thiết để hỗ trợ cho cơng tác khách hàng.

Lãi suất và phí dịch vụ chưa linh hoạt, kém cạnh tranh: Khi có những biến

động lớn trên thị trường, VCB thường phản ứng chậm, kém linh hoạt khi đưa ra các

quyết định chỉnh lãi suất nên phải chịu đi sau các NHTM khác và chịu mất khách

hàng. Ngoài ra, biểu phí dịch vụ thống nhất tồn hệ thống đối với khách hàng cá nhân và tổ chức do VCB quy định chưa thực sự phù hợp với tình hình cạnh tranh trên từng

địa bàn.

Công tác quảng bá sản phẩm, các hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng vẫn cịn nhiều hạn chế: VCB chưa đầu tư thích đáng cho công tác quảng bá, tiếp thị

sản phẩm. Hoạt động Marketing NH cịn hạn chế, hình ảnh NH chưa được quảng bá rộng rãi. Thêm vào đó, các hình thức khuyến mãi, đặc biệt trong huy động vốn và sử dụng sản phẩm mới cịn q ít ỏi, không hấp dẫn khách hàng. Do vậy tỷ lệ khách hàng cá nhân, DN ngoài quốc doanh tiếp cận và sử dụng dịch vụ NH cịn ít so với tiềm năng. Mặt khác, do chính bản thân các thành phần kinh tế này, với vai trò là tác nhân tham gia thị trường, không đáp ứng được các điều kiện cơ bản để tiếp cận dịch vụ trong khi NH lại quá cứng nhắc trong việc thực thi các quy định, từ đó tạo nên rào cản khó xâm nhập, phát triển đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)