Về tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 38)

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tạ

2.3.1.1. Về tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của VCBHCM giai đoạn 2004-2008

Đvt: tỷ đồng

Huy động vốn Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Q1.08 05/04 06/05 07/06 08/07* Tổng nguồn vốn 21,666 24,610 25,424 27,979 27,306 14% 3% 10% 9% Vốn huy động 19,649 22,043 22,628 25,107 24,348 12% 3% 11% 10% Bán buôn 9,812 11,040 13,695 14,921 15,095 13% 24% 9% 23% Bán lẻ 9,838 11,003 8,933 10,187 9,253 12% -19% 14% -6%

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của VCB các năm 2004-2008 (Chú thích: *quý 1.08 so với quý 1.07)

Nhìn chung, tốc độ tăng của vốn huy động bán buôn giữa các năm khá cao: từ 9% đến 24%. Ngược lại, huy động bán lẻ có tốc độ tăng trưởng thất thường. Điều

này là do việc chuyển tách các chi nhánh cấp 2 vào cuối năm 2006 làm vốn huy động của chi nhánh giảm đi 15% trong đó có tới/ 2/3 là huy động bán lẻ. Sang năm 2007, với nỗ lực mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, huy động bán lẻ của chi nhánh đã phục hồi và đạt tốc độ tăng 14%. Tuy nhiên, bước vào đầu năm 2008, tình hình khan vốn trên thị trường buộc các NHTM lao vào cuộc đua lãi suất khiến cho lợi thế cạnh tranh về huy động vốn của chi nhánh bị suy giảm. Trong cuộc chạy đua này, VCB nói chung và VCBHCM nói riêng đành phải theo sau các NHTMCP – nơi có cơ chế lãi suất linh động hơn rất nhiều. Và kết quả là chi nhánh đã mất đi một lượng tiền gửi khơng nhỏ (bình qn chi nhánh mất đi gần 1000 tỷ so với thời điểm đầu năm) trong

đó có tới một nửa là tiền gửi của các khách hàng cá nhân do dịch chuyển vốn sang

các NH khác. 2.3.1.2. Về thị phần Bảng 2.5: Thị phần huy động của VCBHCM Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Q1.08 Thị phần so với toàn hệ thống VCB Huy động bán buôn 21% 19% 23% 21% 21% Huy động bán lẻ 25% 22% 15% 14% 13%

Thị phần so với toàn địa bàn TP.HCM

Huy động bán buôn 12% 11% 10% 11% 9%

Huy động bán lẻ 15% 12% 6% 3% 4%

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB, VCBHCM và NHNN TP.HCM.

Huy động bán buôn: giai đoạn 2004 – 2008, huy động bán bn chiếm trung bình

21% so với tồn hệ thống và 10% so với tồn địa bàn. Nhìn chung, thị phần có sự tăng giảm giữa các năm nhưng khơng đáng kể. Với tỷ trọng thị phần này, VCBHCM vẫn được coi là một chi nhánh dẫn đầu hệ thống và có lợi thế huy động bán bn trên

địa bàn.

Huy động bán lẻ: thị phần sụt giảm rõ rệt qua các năm, điển hình là thị phần so

với tồn địa bàn, đến năm 2008 chỉ cịn chiếm 4%. Điều này cho thấy chi nhánh đã không giữ chân được các khách hàng cá nhân chuyển sang giao dịch tại NH khác có lãi suất hấp dẫn hơn và nhiều chương trình khuyến mãi hơn.

2.3.1.3. Về cơ cấu huy động ( phụ lục 1)

™ Cơ cấu huy động theo loại tiền

Cơ cấu này tương đối đồng đều giữa VNĐ và ngoại tệ, giữa bán buôn và bán lẻ trong từng loại tiền. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động bán buôn cao hơn một chút so với bán lẻ. Cụ thể: trong huy động VND, bán bn chiếm trung bình 58% cịn trong huy

động ngoại tệ, bán bn chiếm trung bình 55% (đồ thị 2 và 3).

Xét cơ cấu huy động theo loại tiền đối với từng mảng bán buôn và bán lẻ ta thấy: giai đoạn từ 2004 – 2006, huy động ngoại tệ có ưu thế hơn so với VND (đối với bán buôn, huy động ngoại tệ chiếm trung bình 53%; đối với bán lẻ, huy động ngoại tệ chiếm trung bình 55%), tuy nhiên sang giai đoạn 2007 – 2008, huy động VND lại có

ưu thế hơn so với ngoại tệ (huy động VND chiếm trung bình 59% trong huy động

bán bn và 57% trong huy động bán lẻ). Sự chuyển dịch nguồn vốn huy động từ ngoại tệ sang VND nằm trong xu thế chung của các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể là: vốn huy động VND của các NHTM năm 2007 tăng 85% so với năm 2006, chiếm 75% trong cơ cấu huy động vốn (trong khi năm 2006 tỷ trọng này chỉ đạt

69%); vốn huy động VND cuối tháng 3.08 đạt 388.875 tỷ, tăng 55.3% so với cùng kỳ, chiếm 75% tổng huy động. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và ngoại tệ vẫn khá lớn (trung bình năm 2007 từ 3% - 4%/năm, 3 tháng đầu năm 2008 từ 5% - 6%/năm) kết hợp với mức độ biến động của giá cả

khoảng 0.36% nên lãi suất VNĐ vẫn tiếp tục hấp dẫn người dân gửi tiền đồng. Bên cạnh đó, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế tương đối ổn định và có xu hướng

giảm trong những tháng cuối năm gắn liền với việc điều chỉnh giảm lãi suất liên tục của cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ 5.25%/năm xuống còn 2.25%/năm vào cuối tháng 3/2008.

™ Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trung bình 52%) trong đó phần lớn là từ mảng bán buôn (huy động bán bn chiếm trung bình 76% huy động khơng kỳ hạn). Ngược lại, huy động bán lẻ lại chiếm tỷ trọng cao trong huy động có kỳ hạn (trung bình 64%) – đồ thị 3 và 4. Cơ cấu này cho thấy chi nhánh rất

có lợi thế về chi phí huy động vốn vì nguồn tiền huy động chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các DN lớn, điển hình như Cụm cảng Hàng khơng Việt Nam, Tổng cơng ty

Dầu khí với số dư thường xuyên từ 1000 – 2000 tỷ hoặc từ 50 - 100 triệu USD với mức lãi suất huy động rất thấp (từ 0.2% - 0.25%/tháng đối với VNĐ và từ 0.5% - 1.2%/năm đối với USD). Đây là một lợi thế của VCBHCM trong huy động vốn giá rẻ từ các TCKT, đặc biệt là các khách hàng VIP. Tuy nhiên, nguồn tiền này rất dễ biến động vì phụ thuộc vào nhu cầu thanh toán của DN.

Trong huy động có kỳ hạn, tỷ trọng huy động bán lẻ chiếm trung bình 67% giai

đoạn 2004 – 2007 nhưng sang đầu năm 2008 giảm xuống đột ngột chỉ còn 55%. Hiện

tượng chuyển dịch vốn huy động từ có kỳ hạn sang khơng kỳ hạn này cho thấy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh đã kém hấp dẫn đối với các khách hàng. Thực ra, lãi suất huy động của VCBHCM, đặc biệt là huy động cá nhân thường thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất huy động của các NHTMCP nên khơng thu hút được người dân gửi tiền vì mục đích hưởng lợi tức.

™ Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng

Huy động bán bn chiếm trung bình 56% trong tổng huy động vốn của chi

nhánh giai đoạn 2004 – 2008 cho thấy chi nhánh có lợi thế trong huy động vốn từ các DN lớn và các TCTD trong đó chủ yếu là các DN lớn.

Trong huy động bán buôn, huy động từ các DN lớn chiếm tỷ trọng rất cao (trung

bình 85% so với tổng huy động bán bn – đồ thị 6) và có tốc độ tăng trưởng khá cao (từ 14% - 21%). Tuy nhiên, nguồn vốn này thiếu tính ổn định. Nguyên nhân phần lớn là do các cơng ty thuộc nhóm Dầu khí thường chuyển ngoại tệ về sau đó chuyển đi, các cơng ty khơng thuộc nhóm Dầu khí lại hay bị các NH khác lôi kéo. Một số công ty huy động vốn từ thị trường chứng khoán gửi vào VCBHCM nhưng vào những tháng cuối năm lại chuyển đi thực hiện các dự án đầu tư. Ngoài ra, vào dịp cuối năm 2007 có nhiều cơng ty chuyển đi gửi tiền ở các NH khác do VCBHCM hạn chế mua ngoại tệ của họ. Các khoản tiền gửi của các DN lớn cũng giảm mang tính chu kỳ như nộp thuế, chi tiêu, đầu tư vốn vào sản xuất cho dịp tết ở thời điểm cuối năm…Bên

cạnh đó, huy động vốn từ các TCTD cũng có sự tăng, giảm thất thường vì đa phần là tiền gửi thanh tốn làm cho tỷ trọng huy động từ thị trường này cũng biến động

mạnh.

Trong huy động bán lẻ, huy động từ các DNNVV chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn

2008 đạt 21%. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tiếp thị các DNNVV. Ngược lại, huy động từ các cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình trên 80%). Thực ra, huy động cá nhân chiếm tỷ trọng cao là nhờ vào tiền gửi tiết kiệm với số dư luôn chiếm trên 70% huy động tiền gửi cá nhân và từ 23% - 35% tổng huy động vốn toàn chi nhánh. Tuy nhiên, kể từ khi các chi nhánh cấp 2 tách ra khỏi VCBHCM thì tiền gửi tiết kiệm giảm liên tục (năm 2006 giảm 23% so với năm 2005, năm 2007 giảm 1% so với năm 2006, quý 1/2008 giảm 10% so với quý 1/2007). So với tốc độ tăng bình quân tiền gửi tiết kiệm của các NHTM trên địa bàn TP.HCM năm 2007 (tăng 61%) thì mảng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh

đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi lý do tách các chi nhánh cấp 2, huy động vốn

tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm cịn vì nhiều lý do khác như lạm phát tăng, lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới giảm, khách hàng chuyển hình thức đầu tư từ tiết

kiệm sang các hình thức khác như mua vàng, bất động sản, chứng khốn…hoặc tìm

đến những NHTMCP, nơi có lãi suất cao, nhiều khuyến mãi.

2.3.2. Cho vay (bao gồm chiết khấu)

2.3.2.1. Về tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại VCBHCM giai đoạn 2004 – 2008

Đvt: tỷ đồng

Dư nợ cho vay Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007 Q1.08 05/04 06/05 07/06 08/07* Tổng dư nợ 11,139 14,036 10,888 13,535 15,640 26% -22% 24% 16%

Bán buôn 8,856 9,628 8,164 11,126 13,679 9% -15% 36% 23% Bán lẻ 2,283 4,409 2,724 2,410 1,961 93% -38% -12% -19%

Nguồn: Báo cáo tín dụng của VCBHCM các năm 2004-2008 (Chú thích: *q 1.08 so với q 1.07)

Nhìn chung, tổng dư nợ của VCBHCM tăng khá cao trong các năm, ngoại trừ năm 2006 dư nợ giảm khá nhiều vì tách các chi nhánh cấp 2. Trong đó dư nợ bán buôn tăng trưởng rất cao, ngược lại dư nợ bán lẻ giảm liên tục với tốc độ giảm ngày càng nhanh.

Trong dư nợ bán buôn, cho vay dự án chiếm trung bình 76% và tăng trưởng khá. Trong năm 2007 chi nhánh đã thẩm định và ký được 86 bộ hồ sơ dự án đầu tư với

thông, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phịng, khách sạn, phương tiện giao thơng vận tải và các dự án đầu tư xây dựng khu căn hộ, xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị máy móc mở rộng sản xuất…Hoạt động cho vay đồng tài trợ liên tục phát triển với

việc làm đầu mối và thành viên đồng tài trợ với các NH khác cho vay các dự án lớn như: xây dựng trạm nghiền clinker và cảng Thị Vải (592 tỷ đồng), xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm (200 tỷ đồng), đầu tư mở rộng đại lộ Nguyễn Văn Linh (553 tỷ đồng)…

2.3.2.2. Về thị phần

Bảng 2.7: Thị phần cho vay của VCBHCM

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Q1.08

Thị phần so với toàn hệ thống VCB

Dư nợ bán buôn 22% 20% 18% 19% 20%

Dư nợ bán lẻ 36% 34% 13% 7% 7%

Thị phần so với toàn địa bàn TP.HCM

Dư nợ bán buôn 11% 11% 8% 7% 7%

Dư nợ bán lẻ 4% 5% 2% 1% 1%

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB, VCBHCM và NHNN TP.HCM

Cho vay bán bn: chiếm trung bình 20% so với tồn hệ thống và 8% so với toàn địa bàn. Với quy mơ lớn nhất trong tồn hệ thống VCB, hàng năm VCB

TP.HCM là chi nhánh đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống trong đó đặc biệt là tín dụng bán bn. Trên địa bàn, VCBHCM là một trong những NH có dư nợ bán bn lớn nhất. Tuy nhiên, quy mơ của tín dụng bán buôn phụ thuộc rất nhiều vào một thiểu số khách hàng lớn, truyền thống như Vinafood, Vinamilk, Ree, Casumina và các cơng ty dầu khí. Ngồi ra, sự chuyển tách các chi nhánh cấp 2 vào cuối năm 2006 và sự phát triển của thị trường chứng khoán làm giảm mức độ phụ thuộc của các DN vào nguồn vốn tín dụng của NH cũng làm cho quy mơ tín dụng của chi nhánh bị thu hẹp.

Cho vay bán lẻ: thị phần bán lẻ của chi nhánh đang trên đà giảm dần: đến cuối

tháng 3/2008 chỉ còn chiếm 7% so với hệ thống và 1% so với địa bàn. Trong khi đó, dư nợ bán lẻ toàn hệ thống VCB tăng trưởng rất cao và tỷ trọng trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm (đến năm 2007 chiếm 38% tổng dư nợ, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2006). Hiện tượng suy giảm nhanh về dư nợ bán lẻ năm 2006 là kết quả của

việc chuyển tách các chi nhánh cấp 2 làm dư nợ của chi nhánh bình quân giảm đi

3.400 tỷ trong đó có tới 50% dư nợ bán lẻ. Đặc biệt, đầu năm 2008 do thiếu vốn như các NHTM khác đồng thời bị khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên chi nhánh chỉ

ưu tiên cho vay các khách hàng VIP, các DN XNK nên dư nợ bán lẻ giảm rất mạnh

so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngoài yếu tố khách quan này thì các nhân tố chủ quan xuất phát từ quy trình, thủ tục, nhân lực, mạng lưới hệ thống…của VCB đã kìm hãm sự tăng trưởng dư nợ bán lẻ của chi nhánh.

2.3.2.3. Về chất lượng tín dụng

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm sốt tăng trưởng, hạn chế rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493, tỷ lệ nợ quá hạn khống chế ở mức thấp (năm 2007 là 0,17%, quý 1/2008 là 0.25%). Chất lượng tín dụng của chi nhánh

được nâng lên so với năm trước do chi nhánh đã cơ cấu lại các ngành nghề, lĩnh vực

khi cho vay. Theo đó, tăng cho vay đối các ngành hàng như xăng dầu, thép, dệt may, bưu chính viễn thơng, cao su, hố chất, gỗ XK … đồng thời hạn chế cho vay đối với các ngành nghề có độ rủi ro cao như nơng sản, thủy sản, sản xuất xe các loại… Đây là kết quả của q trình nỗ lực đổi mới mơ thức quản lý rủi ro tín dụng theo dần các thơng lệ quốc tế tốt nhất. Hệ thống cho điểm và xếp hạng rủi ro đối với các DN đã chính thức được áp dụng trong toàn hệ thống bắt đầu từ năm 2004 và đến nay 100% khách hàng là DN đã được xếp hạng. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý tín dụng nội bộ cũng được chú trọng và nâng cao chất lượng thông qua việc thực hiện hệ thống cho

điểm và phân loại chi nhánh để từ đó có thể áp dụng các chính sách quản lý nội bộ

khác liên quan như khống chế mức dư nợ tối đa đối với từng chi nhánh, quy định

thẩm quyền phán quyết, phục vụ cho công tác quản trị nội bộ. Ngoài ra, kể từ tháng 8 năm 2005, VCBHCM được phân công là một trong ba chi nhánh triển khai thí điểm mơ hình tín dụng áp dụng theo quy trình 90, theo đó, phịng tín dụng cũ được chia thành 3 phòng: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản lý nợ. Như vậy hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro được thực hiện tách biệt. Vì vậy, cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng sẽ có

tính chun nghiệp hơn và đạt hiệu quả cao hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

2.3.2.4. Về cơ cấu dư nợ (phụ lục 2)

™ Cơ cấu theo loại tiền

VCBHCM là chi nhánh thiên về cho vay bằng ngoại tệ với tỷ trọng dư nợ ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)