Về chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 44 - 45)

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tạ

2.3.2.3. Về chất lượng tín dụng

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát tăng trưởng, hạn chế rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493, tỷ lệ nợ quá hạn khống chế ở mức thấp (năm 2007 là 0,17%, quý 1/2008 là 0.25%). Chất lượng tín dụng của chi nhánh

được nâng lên so với năm trước do chi nhánh đã cơ cấu lại các ngành nghề, lĩnh vực

khi cho vay. Theo đó, tăng cho vay đối các ngành hàng như xăng dầu, thép, dệt may, bưu chính viễn thơng, cao su, hố chất, gỗ XK … đồng thời hạn chế cho vay đối với các ngành nghề có độ rủi ro cao như nông sản, thủy sản, sản xuất xe các loại… Đây là kết quả của quá trình nỗ lực đổi mới mơ thức quản lý rủi ro tín dụng theo dần các thông lệ quốc tế tốt nhất. Hệ thống cho điểm và xếp hạng rủi ro đối với các DN đã chính thức được áp dụng trong toàn hệ thống bắt đầu từ năm 2004 và đến nay 100% khách hàng là DN đã được xếp hạng. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý tín dụng nội bộ cũng được chú trọng và nâng cao chất lượng thông qua việc thực hiện hệ thống cho

điểm và phân loại chi nhánh để từ đó có thể áp dụng các chính sách quản lý nội bộ

khác liên quan như khống chế mức dư nợ tối đa đối với từng chi nhánh, quy định

thẩm quyền phán quyết, phục vụ cho cơng tác quản trị nội bộ. Ngồi ra, kể từ tháng 8 năm 2005, VCBHCM được phân cơng là một trong ba chi nhánh triển khai thí điểm mơ hình tín dụng áp dụng theo quy trình 90, theo đó, phịng tín dụng cũ được chia thành 3 phòng: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản lý nợ. Như vậy hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro được thực hiện tách biệt. Vì vậy, cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng sẽ có

tính chun nghiệp hơn và đạt hiệu quả cao hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)