Về cơ cấu huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 40 - 42)

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tạ

2.3.1.3. Về cơ cấu huy động

™ Cơ cấu huy động theo loại tiền

Cơ cấu này tương đối đồng đều giữa VNĐ và ngoại tệ, giữa bán buôn và bán lẻ trong từng loại tiền. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động bán buôn cao hơn một chút so với bán lẻ. Cụ thể: trong huy động VND, bán bn chiếm trung bình 58% cịn trong huy

động ngoại tệ, bán buôn chiếm trung bình 55% (đồ thị 2 và 3).

Xét cơ cấu huy động theo loại tiền đối với từng mảng bán buôn và bán lẻ ta thấy: giai đoạn từ 2004 – 2006, huy động ngoại tệ có ưu thế hơn so với VND (đối với bán buôn, huy động ngoại tệ chiếm trung bình 53%; đối với bán lẻ, huy động ngoại tệ chiếm trung bình 55%), tuy nhiên sang giai đoạn 2007 – 2008, huy động VND lại có

ưu thế hơn so với ngoại tệ (huy động VND chiếm trung bình 59% trong huy động

bán bn và 57% trong huy động bán lẻ). Sự chuyển dịch nguồn vốn huy động từ ngoại tệ sang VND nằm trong xu thế chung của các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể là: vốn huy động VND của các NHTM năm 2007 tăng 85% so với năm 2006, chiếm 75% trong cơ cấu huy động vốn (trong khi năm 2006 tỷ trọng này chỉ đạt

69%); vốn huy động VND cuối tháng 3.08 đạt 388.875 tỷ, tăng 55.3% so với cùng kỳ, chiếm 75% tổng huy động. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và ngoại tệ vẫn khá lớn (trung bình năm 2007 từ 3% - 4%/năm, 3 tháng đầu năm 2008 từ 5% - 6%/năm) kết hợp với mức độ biến động của giá cả

khoảng 0.36% nên lãi suất VNĐ vẫn tiếp tục hấp dẫn người dân gửi tiền đồng. Bên cạnh đó, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế tương đối ổn định và có xu hướng

giảm trong những tháng cuối năm gắn liền với việc điều chỉnh giảm lãi suất liên tục của cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ 5.25%/năm xuống còn 2.25%/năm vào cuối tháng 3/2008.

™ Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trung bình 52%) trong đó phần lớn là từ mảng bán bn (huy động bán bn chiếm trung bình 76% huy động không kỳ hạn). Ngược lại, huy động bán lẻ lại chiếm tỷ trọng cao trong huy động có kỳ hạn (trung bình 64%) – đồ thị 3 và 4. Cơ cấu này cho thấy chi nhánh rất

có lợi thế về chi phí huy động vốn vì nguồn tiền huy động chủ yếu từ tiền gửi thanh tốn của các DN lớn, điển hình như Cụm cảng Hàng khơng Việt Nam, Tổng cơng ty

Dầu khí với số dư thường xuyên từ 1000 – 2000 tỷ hoặc từ 50 - 100 triệu USD với mức lãi suất huy động rất thấp (từ 0.2% - 0.25%/tháng đối với VNĐ và từ 0.5% - 1.2%/năm đối với USD). Đây là một lợi thế của VCBHCM trong huy động vốn giá rẻ từ các TCKT, đặc biệt là các khách hàng VIP. Tuy nhiên, nguồn tiền này rất dễ biến động vì phụ thuộc vào nhu cầu thanh tốn của DN.

Trong huy động có kỳ hạn, tỷ trọng huy động bán lẻ chiếm trung bình 67% giai

đoạn 2004 – 2007 nhưng sang đầu năm 2008 giảm xuống đột ngột chỉ còn 55%. Hiện

tượng chuyển dịch vốn huy động từ có kỳ hạn sang khơng kỳ hạn này cho thấy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh đã kém hấp dẫn đối với các khách hàng. Thực ra, lãi suất huy động của VCBHCM, đặc biệt là huy động cá nhân thường thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất huy động của các NHTMCP nên không thu hút được người dân gửi tiền vì mục đích hưởng lợi tức.

™ Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng

Huy động bán bn chiếm trung bình 56% trong tổng huy động vốn của chi

nhánh giai đoạn 2004 – 2008 cho thấy chi nhánh có lợi thế trong huy động vốn từ các DN lớn và các TCTD trong đó chủ yếu là các DN lớn.

Trong huy động bán buôn, huy động từ các DN lớn chiếm tỷ trọng rất cao (trung

bình 85% so với tổng huy động bán bn – đồ thị 6) và có tốc độ tăng trưởng khá cao (từ 14% - 21%). Tuy nhiên, nguồn vốn này thiếu tính ổn định. Nguyên nhân phần lớn là do các cơng ty thuộc nhóm Dầu khí thường chuyển ngoại tệ về sau đó chuyển đi, các cơng ty khơng thuộc nhóm Dầu khí lại hay bị các NH khác lôi kéo. Một số công ty huy động vốn từ thị trường chứng khoán gửi vào VCBHCM nhưng vào những tháng cuối năm lại chuyển đi thực hiện các dự án đầu tư. Ngoài ra, vào dịp cuối năm 2007 có nhiều cơng ty chuyển đi gửi tiền ở các NH khác do VCBHCM hạn chế mua ngoại tệ của họ. Các khoản tiền gửi của các DN lớn cũng giảm mang tính chu kỳ như nộp thuế, chi tiêu, đầu tư vốn vào sản xuất cho dịp tết ở thời điểm cuối năm…Bên

cạnh đó, huy động vốn từ các TCTD cũng có sự tăng, giảm thất thường vì đa phần là tiền gửi thanh toán làm cho tỷ trọng huy động từ thị trường này cũng biến động

mạnh.

Trong huy động bán lẻ, huy động từ các DNNVV chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn

2008 đạt 21%. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tiếp thị các DNNVV. Ngược lại, huy động từ các cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình trên 80%). Thực ra, huy động cá nhân chiếm tỷ trọng cao là nhờ vào tiền gửi tiết kiệm với số dư luôn chiếm trên 70% huy động tiền gửi cá nhân và từ 23% - 35% tổng huy động vốn toàn chi nhánh. Tuy nhiên, kể từ khi các chi nhánh cấp 2 tách ra khỏi VCBHCM thì tiền gửi tiết kiệm giảm liên tục (năm 2006 giảm 23% so với năm 2005, năm 2007 giảm 1% so với năm 2006, quý 1/2008 giảm 10% so với quý 1/2007). So với tốc độ tăng bình quân tiền gửi tiết kiệm của các NHTM trên địa bàn TP.HCM năm 2007 (tăng 61%) thì mảng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh

đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi lý do tách các chi nhánh cấp 2, huy động vốn

tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm cịn vì nhiều lý do khác như lạm phát tăng, lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới giảm, khách hàng chuyển hình thức đầu tư từ tiết

kiệm sang các hình thức khác như mua vàng, bất động sản, chứng khốn…hoặc tìm

đến những NHTMCP, nơi có lãi suất cao, nhiều khuyến mãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)