Dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 55 - 57)

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tạ

2.3.7.2. Dịch vụ thanh toán thẻ

Bảng 2.13: Tình hình kinh doanh thẻ của VCBHCM giai đoạn 2004 – 2008

Đvt: ngàn thẻ, triệu USD, tỷ đồng

Giá trị/Số lượng Tốc độ tăng trưởng CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2007 Q1.08 05/04 06/05 07/06 08/07* Tổng số thẻ phát hành 74 88 84 76 18 22 19% -5% -9% Thẻ tín dụng quốc tế 2.4 4.0 2.5 3.6 0.8 0.9 65% -39% 45% Thẻ ghi nợ 71 84 81 73 17 21 17% -3% -10% Thẻ ATM 71 84 77 57 14 19 17% -8% -26% MTV Master - - 4 6 1 2 46% Connect 24 Visa - - - 10 2 -

Doanh số thanh tốn

Thẻ tín dụng 122 167 215 291 87 71 37% 29% 35%

Thẻ ghi nợ 2,840 5,644 8,894 12,354 3,868 2,729 99% 58% 39%

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ của VCBHCM các năm 2004 – 2008 (Chú thích: *Quý 1.08 so với quý 1.07)

Năm 2002, hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam mang thương hiệu VCB Connect 24 được phát triển tại VCB. Sau hơn 5 năm, cơ cấu các sản phẩm thẻ của VCB đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế. Với thế mạnh truyền thống trong kinh doanh dịch vụ thẻ, trong các năm qua, số lượng phát hành và doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ của VCBHCM liên tục tăng trưởng.

™ Thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng quốc tế có tốc độ tăng trưởng rất cao so với thẻ ghi nợ, đặc biệt về số lượng phát hành. Tuy nhiên, trong năm 2006, số lượng thẻ tín dụng quốc tế giảm

mạnh (39% tương đương 1.564 thẻ) là do VCB triển khai phát hành thẻ ghi nợ quốc tế MTV Master trong tháng 3/2006 nên các khách hàng chuyển hình thức sử dụng từ thẻ tín dụng quốc tế sang thẻ MTV Master. Nếu tính thêm số lượng thẻ ghi nợ MTV Master vào số lượng thẻ quốc tế thì tổng số lượng phát hành hai loại thẻ này đạt 6.735 thẻ, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2005. Đặc biệt hiện nay VCB đang chiếm

ưu thế trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế, độc quyền thanh toán thẻ Amex tại thị

trường Việt Nam.

™ Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ có chiều hướng giảm dần về số lượng phát hành. Năm 2006 chỉ giảm

3% nhưng sang năm 2008 giảm tới 10%, trong đó lượng thẻ ATM Connect 24 giảm mạnh tới 26%. Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ vẫn tăng hàng năm tuy nhiên mức tăng giảm dần vì số lượng phát hành có chiều hướng giảm khá mạnh. Trong các năm qua VCB đã đưa ra nhiều loại thẻ với nhiều tiện ích và các chương trình khuyến mãi như miễn và giảm phí phát hành thẻ ATM, MTV, Visa Debit… nhằm duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần về dịch vụ thẻ. Thông qua việc ký kết hợp

đồng trả lương qua tài khoản cho hơn 1000 đơn vị là DN và các tổ chức hành chính

sự nghiệp, VCBHCM đã thu hút được gần 30.000 lao động sử dụng thẻ ATM để nhận lương qua tài khoản.

Bảng 2.14: Thị phần phát hành thẻ ATM của VCBHCM

Thị phần thẻ ATM 2004 2005 2006 2007

Trong hệ thống VCB 42% 22% 14% 13%

Trên địa bàn TP.HCM 22% 20% 17% 13%

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả

Hiện nay, thẻ ATM vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng và doanh số thanh toán trong số các loại thẻ ghi nợ của chi nhánh nhưng thị phần đang giảm dần qua các năm. So với toàn hệ thống VCB và toàn địa bàn TP.HCM, số lượng thẻ phát hành của chi nhánh năm 2007 chỉ còn chiếm 13% trong khi các năm trước cao hơn nhiều.

Điều này cho thấy thị trường thẻ ghi nợ ATM đang bị chia nhỏ do có sự xuất hiện

của rất nhiều loại thẻ ghi nợ đến từ các NHTM với nhiều tính năng vượt trội và mức phí phát hành hấp dẫn. Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM, nhất là khối NHTMCP là một thách thức không nhỏ đối với chi nhánh trong hoạt động kinh

doanh dịch vụ thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)