Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên TTGDTX

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 52)

1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX theo tiếp cận năng lực

1.5.5. Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên TTGDTX

Đánh giá là việc nhà quản lý đưa ra nhận xét đối với nhân viên của mình. Các nhà khoa học Mỹ khẳng định hệ thống đánh giá sẽ thành công nếu đảm bảo 4 yếu tố: Hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở hồ sơ phân tích cơng việc; Hệ thống đánh giá phải hướng vào hành vi, không hướng tới tố chất; Người đánh giá phải tuân thủ các hướng dẫn cụ thể đã được thơng qua trong q trình đánh giá; Người đánh giá thảo luận kết quả đánh giá với người được đánh giá.

Đánh giá đội ngũ GV là quá trình xem xét các hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên theo các tiêu chuẩn, mục tiêu mà trung tâm đang hướng đến nhằm phục vụ yêu cầu quản lý và giúp giáo viên TTGDTX có thêm thơng tin để tự đánh giá bản thân, có hướng rèn luyện, phấn đấu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ và khung năng lực nghề nghiệp.

Để hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giáo viên theo quy định của nhà nước và trung tâm; xây dựng quy trình đánh giá khoa học, chính xác, hiệu quả; thực hiện đúng quy trình đánh giá; huy động nhiều lực lượng tham gia đánh giá; công khai kết quả đánh giá.

Có nhiều hình thức khác nhau để thực hiện đánh giá giáo viên như: cán bộ quản lý đánh giá giáo viên; giáo viên đánh giá lẫn nhau; mỗi giáo viên tự đánh giá; học sinh đánh giá giáo viên; đánh giá tổng hợp nhiều chiều…

Nội dung công tác đánh giá giáo viên TTGDTX bao gồm:

- Cơng khai tiêu chuẩn, qui trình đánh giá giáo viên;

quan, cơng bằng;

- Nội dung đánh giá bám sát vào tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và yêu

cầu đặc trưng phẩm chất, năng lực của giáo viên TT GDTX;

- Đánh giá dựa trên cơ sở các minh chứng cụ thể, kết quả đầu ra của sản phẩm theo nhiệm vụ được giao;

- Sử dụng kết quả đánh giá vào quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, phân

cơng cơng việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

1.5.6. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên TT GDTX

Tạo môi trường thuận lợi, động lực làm việc cho đội ngũ GV là xây dựng mơi trường pháp lý, cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… thuận lợi để GV n tâm cơng tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Thực hiện chế độ chính sách với giáo viên TTGDTX là tạo lập môi trường cho việc duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên. Đây là yếu tố quan trọng để giáo viên của trung tâm yên tâm công tác và tạo động lực thúc đẩy giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ.

Nội dung cơng tác xây dựng môi trường làm việc và tạo động lực làm việc, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên TTGDTX bao gồm các công việc sau:

- Triển khai thực hiện qui định chung của Nhà nước về chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định, bao gồm: chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên, chế độ chính sách về nghỉ của giáo viên (theo quy định của nhà nước và của ngành, chính sách phong tặng danh hiệu nhà nước…).

- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ và phát triển;

- Thực hiện nghiêm túc qui định khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên; Tạo

môi trường học tập “tổ chức biết học hỏi” trong trung tâm;

- Có chính sách đãi ngộ riêng, đặc biệt cho giáo viên giỏi có nhiều thành tích trong chun mơn;

- Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho giáo viên;

- Xây dựng môi trường làm việc an tồn, văn minh, văn hóa, tạo cơ hội bình

- Giảm áp lực thành tích cho giáo viên TTGDTX.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên theo tiếp cận năng lực

1.6.1. Bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại

Bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục đào tạo nói chung và cơng tác phát triển đội ngũ GV nói riêng. Tồn cầu hóa đặt ra vấn đề phân công lao động quốc tế. Giáo viên dạy trung tâm giáo dục thường xun khơng chỉ có nhiệm vụ đào tạo học sinh trở thành những cơng dân tồn cầu mà bản thân mỗi thầy cơ cũng phải có những thay đổi mang tính đột phá cả về chun mơn nghiệp vụ lẫn những năng lực về ngoại ngữ, công nghệ, tác phong cơng nghiệp, văn hóa ứng xử... để tham gia q trình quốc tế hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Sự phát triển của kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải làm chủ tri thức chuyên môn, vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn dạy học, không ngừng tự học, tự đổi mới... Sự thay đổi bối cảnh thời đại, những đòi hỏi mới về chất lượng đội ngũ nhà giáo đặt ra những yêu cầu mới trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay.

Các yếu tố thuộc về bối cảnh hội nhập và xu thế đổi mới giáo dục hiện nay bao gồm:

- Bối cảnh hội nhập quốc tế;

- Bối cảnh đổi mới kinh tế xã hội - kinh tế thị trường;

- Sự bùng nổ kinh tế tri thức và phát triển của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay;

- Sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phương tiện hiện đại vào dạy học và quản lý dạy học, quản lý trung tâm, quản lý nhân sự.

1.6.2. Xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trung tâm giáo dục thường xuyên

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, những yêu cầu mới đối với công tác phát triển đội ngũ nhà giáo được đặt ra bức thiết trong giáo dục, người giáo viên nói chung giữ vai trị quan trọng. Điều 15, Luật Giáo dục 2019

nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”, từ đó

đặt ra vấn đề “Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử

dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.

“Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cốt cán đảm bảo chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; góp phần xây dựng cũng như thực hiện tốt cho việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế phát triển hiện nay.

Xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trung tâm giáo dục thường xuyên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ GV. Những thay đổi trong giáo dục đào tạo đặt ra yêu cầu mới đối với người giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, hành lang pháp lý về trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở để các cấp quản lý tiến hành công tác phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu mới đối với giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Các yếu tố thuộc về xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:

- Xu thế đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, hội nhập, dân chủ và xã hội hóa;

- Đổi mới giáo dục theo hướng phát triển kỹ năng và năng lực của người học Hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và các bộ, ngành liên quan đối với đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Trung tâm giáo dục thường xuyên đã xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức theo Luật Giáo dục;

- Cơ chế quản lý giáo dục của nhà nước đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên.

1.6.3. Cơ chế và chính sách quản lý đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Đổi mới quản lý giáo dục được xác định là một trong hai khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020. Sự phân cấp quản lý và cơ chế quản lý có ảnh hưởng lớn đến cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chịu trách nhiệm đến đâu trong chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo? Nhà trường được tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở những nội dung nào? Trong nội bộ trung tâm thì trách nhiệm của Giám đốc, phó giám đốc, TTCM đến đâu?... Những câu hỏi như thế được trả lời càng rõ ràng thì vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên càng được tiến hành thuận lợi. Có thể khẳng định, cơng tác quản lý đội ngũ GV giữ vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả phát triển đội ngũ.

Quản lý đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên bao gồm: - Sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Nhận thức và định hướng của cán bộ quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Năng lực quản lý của Giám đốc, Ban giám đốc trung tâm, TTCM đối với công tác phát triển đội ngũ;

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhà giáo cần phải có Tri thức và kinh nghiệm trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng;

- Quan hệ quản lý trong các cấp quản lý đối với trung tâm giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc, Tổ trưởng chuyên môn) trong trung tâm giáo dục thường xuyên.

1.6.4. Nhận thức và năng lực chuyên môn của người giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Giáo viên là người trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo viên chỉ thực sự bền vững khi bản thân mỗi thầy cô giáo tự ý thức nâng cao chuyên môn và nuôi dưỡng đam mê nghề nghiệp. Nghề dạy học vốn được toàn thể xã hội ghi nhận là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, và thầy cô giáo

dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên lại thường được tôn vinh hơn nữa. Trung tâm GDTX là nơi đào tạo những em học sinh mà phần lớn trong số đó đều có hồn cảnh gia đình khó khăn, éo le. Học viên thuộc mọi thành phần, lứa tuổi khác nhau. Hình thức học tập khác nhau và rất đa dạng các khóa học khác nhau. Vì vậy, hoạt động giảng dạy, học tập trong trung tâm được nhiều lực lượng trong xã hội đặc biệt quan tâm. Người giáo viên vì thế càng phải ý thức rõ vai trị, trách nhiệm của mình đối với xã hội, nỗ lực và nỗ lực nhiều hơn nữa để vượt lên những khó khăn, thử thách đến từ chính bản thân, từ đặc thù lao động sư phạm trong TT GDTX, từ những thay đổi không ngừng của nền kinh tế tri thức; để tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, hồn thành tốt nhiệm vụ. Như thế, công tác phát triển đội ngũ GV chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên từ các yếu tố thuộc về bản thân người GV.

Các yếu tố thuộc về người giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên gồm: - Mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Trình độ nhận thức, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng hiện đại vào dạy học; - Năng động, thích nghi cao, tích cực đổi mới và sáng tạo;

- Tuổi đời, sức khỏe, giới tính; kinh tế gia đình;

- Nhận thức và hiểu biết của giáo viên về yêu cầu công việc của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức của giáo viên.

1.6.5. Mơi trường làm việc của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Môi trường làm việc có liên quan trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển năng lực công tác của mỗi cán bộ. Môi trường sư phạm cùng với cơ sở vật chất của trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc, phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, tiếp đến là những điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương nơi trung tâm được xây dựng. Mơi trường làm việc tốt thì mỗi cán bộ phát huy tốt khả năng của mình, cùng phấn đấu vì lợi ích chung của đơn vị. Điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi thì cơng tác phát triển đội ngũ được hỗ trợ từ cơ chế, chính

sách thu hút nhà giáo đến cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học. Mơi trường văn hóa cởi mở tạo điều kiện để mỗi thầy cô được tự do sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy học... Do đó, để làm tốt cơng tác phát triển đội ngũ, nhà quản lý cần chú ý xây dựng môi trường làm việc thuận lợi.

Môi trường làm việc của giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm: - Khơng khí đổi mới giáo dục của tập thể sư phạm trung tâm;

- Trung tâm giáo dục thường xuyên cần phải có đủ cơ sở vật chất và điều kiện của trung tâm;

- Môi trường tâm lý làm việc của giáo viên trong trung tâm;

- Sự phối kết hợp của trung tâm với gia đình trong dạy học, giáo dục; - Sự hỗ trợ của phụ huynh, cộng đồng xã hội;

- Nhu cầu học tập và trình độ dân trí của địa phương;

Tiểu kết chương 1

Phải phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDTX là điều cần thiết. “Nơi

mà ai có nhu cầu học tập theo định hướng đều tìm thấy ở đó có định hướng hoặc một tổ chức giáo dục có nội dung học, hình thức học mà nội dụng hài lịng nhất giúp chúng ta có hiểu biết thêm những cần thiết để hoà nhập với cộng đồng để đạt được mưu cầu hạnh phúc”.

Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX là một hoạt động mang tính khoa học, tính hệ thống và là yêu cầu cấp thiết đối với các Trung tâm GDTX và các cơ quan quản lý giáo dục.

Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại TT GDTX có ý nghĩa to lớn giúp ngành học GDTX đảm nhận trách nhiệm xây dựng được trên địa bàn “Xã hội học tập” để mọi người dân có được cơ hội được học tập liên tục suốt đời… Cập nhật tri thức và thông tin mới để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển lao động trong thời đại nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin phát triển.

Để công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung phát triển giáo viên theo quan điểm, yêu cầu, tham khảo kinh nghiệm phát triển giáo viên theo hướng chuẩn hóa của các nước trên thế giới. Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm phải được

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)