Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 77)

2.4. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm

2.4.2. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung

Giáo dục Thường xuyên 2 tỉnh Lạng Sơn

Dựa vào phương pháp phân tích SWOT có thể đưa ra những đánh giá chung về thực trạng việc phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn như sau:

2.4.2.1. Mặt mạnh

Đã tổ chức bồi dưỡng được năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn những người chủ trì các buổi tập huấn. chủ trì đóng vai trị chính quyết định thành cơng của việc đổi mới phát triển đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên theo chuẩn.

Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên đã rất quan tâm đến công tác triển khai cho giáo viên nắm vững các chỉ thị, thông tư, văn bản pháp quy chuyên môn của bậc học để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Cán bộ quản lý đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của sự phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với hoạt động tổ chuyên môn ở TT GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn theo tiếp cận năng lực người học.

Trong quá trình quản lý đa số các cán bộ quản lý luôn quan tâm việc lập kế hoạch và hướng dẫn giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch, phân công sắp xếp giáo viên sát với thực tế điều kiện của nhà trường, nhóm, lớp và nguyện vọng cá nhân một cách khoa học.

Thực hiện việc thành lập tổ chuyên môn với cơ cấu các mơn, nhóm chun mơn hợp lý.

Nhìn chung việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với kế hoạch kiểm tra đánh giá giáo viên, quan tâm, chú ý đến vấn đề khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá. Đã vận dụng tốt các biện pháp kiểm tra. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với từng hoạt động trong nhà trường; cùng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng và hoàn thành cơ sở vật chất, trang thiết bi dạy học, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, thúc đẩy hoạt động chăm sóc giáo dục đạt hiệu quả.

Đề xuất khen thưởng GV đúng, công bằng, tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn, năng lực của từng giáo viên.

Tổ chức tốt các đợt hội giảng, hội thi giáo viên giỏi cấp trung tâm.

Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm để cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy theo đúng quy trình, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được cấp trên cơng nhận và ứng dụng trong giảng dạy.

Chỉ đạo các tổ viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2.4.2.2. Mặt yếu

Bộ GD & ĐT đã ban hành Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó có giáo viên TTGDTX. Các nội dung trong công tác phát triển đội ngũ GV TTGDTX hiện nay vẫn chưa được triển khai trên nền tảng một tiêu chuẩn năng lực dành riêng cho GV TTGDTX. Điều này khiến cho công tác phát triển đội ngũ dù đã được quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đặc thù đối với TTGDTX.

Công tác qui hoạch đã được chú ý thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Điều này dẫn tới thực tế cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ GV chưa thật cân đối, tính nối tiếp giữa các thế hệ GV chưa cao, tỉ lệ GV nữ chiếm phần lớn. Do đó, nhà trường gặp phải những khó khăn nhất định trong q trình sử dụng nguồn nhân lực. Đặc biệt, nội dung quy hoạch chưa được xây dựng chuyên nghiệp theo năng lực

nghề nghiệp của GV GDTX. Đây là một hạn chế tất yếu trong công tác quy hoạch khi chuẩn năng lực nghề nghiệp của GV GDTX chưa được ban hành.

Công tác tuyển dụng GV đã có những ưu tiên nhất định giúp lựa chọn được những GV có tiềm năng, năng lực dạy học ở TTGDTX, tuy nhiên, tính tự chủ của các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng chưa cao. Số lượng tuyển dụng phụ thuộc vào chỉ tiêu của từng địa phương. Hình thức hợp đồng lao động tạo ra những khó khăn nhất định trong xây dựng chiến lược phát triển trung tâm. Việc sử dụng đội ngũ GV trẻ vào hoạt động giảng dạy, tính kế thừa giữa các thế hệ GV chưa cao.

Công tác bồi dưỡng GV dù được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch nhưng có khi cịn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Một số kiến thức, kỹ năng mà GV còn thiếu hoặc yếu lại chưa được chú trọng bồi dưỡng. Mặc dù năng lực chuyên môn của GV chưa đồng đều, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực nghiên cứu khoa học của GV cịn hạn chế nhưng vẫn có những giáo viên không tự nguyện đi học nâng cao trình độ; hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, tin học, ngoại ngữ cho GV chưa thu được nhiều thành quả.

Công tác đánh giá GV ở các TTGDTX hiện nay được thực hiện thường xuyên, định kỳ với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá cuối năm theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên khơng có những tiêu chí phản ánh đặc thù cơng việc của GV TTGDTX so với cơng việc của GV trung học nói chung.

Các chính sách đãi ngộ để thu hút GV tài năng về công tác tại TTGDTX cũng như cơ chế động viên, khuyến khích GV có nhiều thành tích trong công tác chưa thật hấp dẫn nên không tạo được động lực mạnh mẽ để GV yên tâm phấn đấu.

2.4.2.3. Thời cơ

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chính vì thế, lĩnh vực giáo dục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn thể nhân dân.

Sự phát triển năng động của xã hội trong bối cảnh kinh tế tri thức tạo cơ hội để GV tiếp cận nhanh chóng các thành tựu tri thức của nhân loại; cập nhật những lý thuyết, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại; tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới, nâng cao hiệu quả công việc.

Bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay tạo môi trường thuận lợi để GV có thể tiếp xúc, học hỏi trực tiếp từ các nền GD hiện đại trên thế giới thơng qua các chương trình giao lưu, học tập kinh nghiệm; kí kết hợp tác trao đổi …

2.4.2.4. Thách thức

Tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có cơng tác giáo dục địi hỏi mỗi thầy cô giáo phải nhạy bén, năng động, sáng tạo, sẵn sàng đổi mới để hòa nhập và phát triển. Thực tế này trở thành áp lực đối với một bộ phận đội ngũ GV hiện nay, nhất là những thầy cơ có tâm lý an phận, thích ổn định, ngại thay đổi.

Xu hướng tồn cầu hóa, tiêu chí “GV tồn cầu” địi hỏi mỗi thầy cô giáo phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực, trước hết là năng lực sử dụng ngoại ngữ để dạy học, phát triển nghề nghiệp.

Bộ GD&ĐT chưa ban hành chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ GV TTGDTX tạo cơ sở pháp lý để việc phát triển đội ngũ theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao hơn.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV TTGDTX, chúng tôi đã tiến hành thống kê, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ trên các phương diện: số lượng, cơ cấu, chất lượng; thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV với các nội dung: quy hoạch đội ngũ, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và tạo điều kiện, môi trường làm việc cho giáo viên; các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ. Từ đó, chúng tơi đánh giá những thế mạnh, hạn chế, thời cơ, thách thức đối với công tác phát triển đội ngũ GV TTGDTX.

Thông qua nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV TTGDTX, chúng tôi nhận thấy:

Đội ngũ GV TTGDTX về cơ bản đảm bảo về số lượng và cơ cấu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Chất lượng đội ngũ đáp ứng tốt theo tiêu chí chuẩn năng lực nghề nghiệp GV TTGDTX. Tuy nhiên, xét theo những yêu cầu đặc thù đối với GV TTGDTX, chất lượng đội ngũ còn bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học và nghiên cứu khoa học.

Công tác phát triển đội ngũ GV đã được chú ý thực hiện trên tất cả các khâu, tuy nhiên, kết quả thực hiện còn bộc lộ những hạn chế. Công tác tuyển dụng dù được đánh giá tốt hơn cả nhưng vẫn nặng về các thủ tục hành chính, chưa phát huy tốt tính tự chủ của nhà trường. Cơng tác sử dụng và bồi dưỡng GV chưa được đánh giá cao, việc bồi dưỡng nhiều khi mang tính hình thức mà chưa trúng những vấn đề bức thiết mà GV còn thiếu, cịn yếu.

Các nội dung trong cơng tác phát triển đội ngũ GV chưa được thực hiện trên cơ sở khung năng lực nghề nghiệp đối với GV TTGDTX.

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ GV TTGDTX như: Bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại; Xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về TTGDTX; Quản lý đội ngũ giáo viên TTGDTX; Bản thân người giáo viên TTGDTX; Môi trường làm việc của GV TTGDTX…, trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố quản lý và bản thân người GV. Do đó, đẩy mạnh cơng tác quản lý các cấp, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ GV trên tất cả các khâu, đặc biệt chú trọng giải pháp tác động trực tiếp đến bản thân người GV là những điểm nhấn quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở TTGDTX.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 2 TỈNH LẠNG SƠN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)