Đánh giá giáo viên TTGDTX theo khung năng lực nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 96 - 98)

3.4. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX theo tiếp cận năng lực

3.4.5. Đánh giá giáo viên TTGDTX theo khung năng lực nghề nghiệp

3.4.5.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trên cơ sở các quy định chung, để đánh giá một cách khoa học, khách quan, cơng bằng, chính xác chất lượng TTGDTX, giáo viên, học sinh, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục trong các TTGDTX;

- Đánh giá giáo viên là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý của nhà quản lý cũng như hiệu quả làm việc của giáo viên. Biện pháp hướng tới đổi mới công tác đánh giá giáo viên gắn với khung năng lực giáo viên TTGDTX.

- Kết quả đánh giá vừa định hướng giáo viên cải thiện chất lượng công việc, vừa là cơ sở để nhà quản lý đưa ra những quyết định về nhân sự.

3.4.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.

- Khắc phục tính hành chính trong hoạt động kiểm tra đánh giá, hướng tới đánh giá dựa vào hiệu quả, chất lượng công tác của giáo viên.

- Phối hợp hiệu quả giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

+ Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tổ, nhóm chun mơn, Hội đồng sư phạm trung tâm, liên quan tới các nhiệm vụ công tác của giáo viên diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đánh giá định kỳ được thực hiện theo những tiêu chí, quy định của Bộ GD&ĐT. Từ năm học 2018 – 2019, cơ sở giáo dục đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên theo Thơng tư số 20/2018/TT- BGDĐT. Theo đó, giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học; hiệu trưởng tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học; trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, trung tâm rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên. Quy trình đánh giá được thực hiện theo 3 bước: giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; cơ sở giáo dục tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Thủ trưởng đơn vị thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

- Đưa ra những yêu cầu cụ thể về minh chứng phục vụ công tác đánh giá. Minh chứng càng cụ thể, rõ ràng thì kết quả đánh giá càng chính xác, khách quan.

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả đánh giá vào phát triển đội ngũ giáo viên. Ban lãnh đạo trung tâm đồng thời tích cực tham mưu cho Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp về những hình thức khen thưởng xứng đáng để ghi nhận sự cống hiến của đội ngũ giáo viên.

b. Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên gắn với các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp giáo viên TTGDTX.

Với đặc thù nghề nghiệp cùng những quy định, quy chế ràng buộc riêng đối với giáo viên TTGDTX, việc đánh giá giáo viên TTGDTX cần bổ sung những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá riêng. Sự điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phù hợp với đặc thù nghề nghiệp giúp cho việc đánh giá thực sự trở thành động lực thúc đẩy giáo viên phấn đấu. Các nội dung đánh giá giáo viên gồm:

- Nội dung 2. Mức độ đáp ứng các tiêu chí về phát triển chun mơn, nghiệp vụ. - Nội dung 3. Mức độ đáp ứng các tiêu chí về xây dựng mơi trường giáo dục. - Nội dung 4. Mức độ đáp ứng các tiêu chí về phát triển mối quan hệ giữa trung tâm, gia đình và xã hội.

- Nội dung 5. Mức độ đáp ứng các tiêu chí về phẩm chất đặc trưng của giáo viên TTGDTX.

- Nội dung 6. Mức độ đáp ứng các tiêu chí về năng lực đặc trưng của giáo viên TTGDTX.

3.4.5.3. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ cán bộ quản lý các TTGDTX chủ động tham mưu với với cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương về cơ chế đánh giá đặc thù đối với giáo viên TTGDTX trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý và căn cứ vào đặc thù nghề nghiệp.

- Bộ GD&ĐT xây dựng hành lang pháp lý để các TTGDTX đánh giá giáo viên theo khung năng lực nghề nghiệp đặc trưng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)