Nguyên tắc chọn lựa biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 82)

3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa có nghĩa là tạo một trạng thái mới từ một trạng thái đã có. Kế thừa là đưa tất cả các thuộc tính và phương thức của cái cũ để trở thành thuộc tính và phương thức của cái mới. Cái cũ được gọi là cái đã qua; Cái mới được gọi là xu thế. Xu thế sử dụng cái đã qua, cái đã có làm phát triển mặt tốt và gạt đi cái lạc hậu.

Để xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên tại tại trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn, việc đảm bảo tính kế thừa cần được xem là một nguyên tắc. Nguyên tắc kế thừa trong xây dựng đội ngũ trước hết đảm bảo cho chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động tại trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn được thống nhất trong đường lối phát triển dù trung tâm có thay đổi các thế hệ lãnh đạo.

Tính kế thừa cũng tạo cho thế hệ lãnh đạo sau được quyền sử dụng “tài nguyên” của thế hệ trước để làm giàu kỹ năng và kiến thức điều hành của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cho họ năng lực điều hành tổ chức đạt hiệu quả cao hơn, rút ngắn con đường, tránh việc phải mị mẫm thử nghiệm trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp phải dựa trên cơ sở thực tiễn về việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn qua đó đối chiếu với mục tiêu phát triển đội ngũ GV của ngành Giáo dục nói chung, của ngành học GDTX nói riêng; Đối chiếu với nhiệm vụ ngành học và nhu cầu phát triển nguồn lực cho địa phương giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài để xây dựng kế hoạch.

Nói đến tính thực tiễn cũng là nói đến đến khả năng áp dụng được vào thực tế. Biện pháp đưa ra phải bắt nguồn từ nhu cần thay đổi mà thực tế đặt ra, khi quay trở lại ứng dụng vào thực tế thì làm thay đổi được chất lượng, tạo nên những hiệu quả mà trước đây chưa có được.

Vì vậy u cầu cần đặt ra là, các biện pháp phải đảm bảo vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn. Tính thực tiễn của biện pháp là sự nhìn nhận tổng thể các yếu tố: Nội dung đưa ra đảm bảo u cầu pháp lý, vừa nhìn đến tính phù hợp với địa bàn, vừa

khai thác và sử dụng đúng năng lực của chủ thể thực hiện biện pháp. Như vậy, khi chú trọng tính thực tiễn sẽ có cơ sở khẳng định các biện pháp khi đem ra áp dụng sẽ tạo được tính hiệu quả, tránh được tình trạng khơng phù hợp hoặc lý thuyết sng.

Phát triển đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn do vậy chính là nghiên cứu thực tiễn hoạt động GDTX tại địa bàn huyện nơi đặt Trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh Lạng Sơn; Từ nghiên cứu thực trạng công tác quản lý mà đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại TT GDTX đó. Q trình tiến hành, cần đối chiếu với quan điểm xây dựng và phát triển con người mới của Đảng theo từng giai đoạn; Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh, của huyện; Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên của ngành GD&ĐT mà đề ra các tiêu chuẩn, lộ trình và biện pháp cụ thể.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Giáo dục Đào tạo là một hệ thống lớn bao hàm bên trong nhiều hệ thống con. Trong TT GDTX hệ thống đó là các tổ chức, là các thành viên ở vị trí do cơ cấu và sự sắp xếp của người lãnh đạo đặt ra. Nguyên tắc đồng bộ đặt ra vấn đề của tính thống nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải đảm bảo khắc phục được những tồn tại, yếu kém đồng thời phát huy được điểm mạnh của cá nhân, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ GV tại TT GDTX. Biện pháp xây dựng phải xuất phát từ kế hoạch tổng thể, được cụ thể hóa trong những chương trình, được thực hiện trong sự phối hợp, hỗ trợ, cùng nhau hướng đến một mục tiêu và đạt được tính hiệu quả từ sự phối hợp đồng bộ đó.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)