Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 52 - 54)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên TTGDTX và phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX nhằm thu thập số liệu xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX theo tiếp cận năng lực.

2.2.2. Nội dung khảo sát

1). Khảo sát về thực trạng đội ngũ giáo viên TTGDTX về các mặt: số lượng,

cơ cấu, chất lượng (năng lực nghề nghiệp: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp).

2). Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX theo các nội

dung: Quy hoạch phát triển; Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên; Tổ chức

đào tạo đội ngũ giáo viên; Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên; Xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên TTGDTX.

2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát

Để khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên TTGDTX và phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Thiết kế các mẫu phiếu điều tra chi tiết tại Phụ lục của luận văn.

2.2.4.1. Tiêu chí đánh giá

- Đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên TTGDTX theo 5 mức độ: Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình, Chưa đạt.

- Đánh giá mức độ cần thiết của những năng lực nghề nghiệp đặc trưng của

người giáo viên TTGDTX theo 5 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, khá cần thiết, ít

cần thiết và khơng cần thiết.

- Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX theo 5 mức độ hiện có: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, chưa tốt.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phát triển đội ngũ

giáo viên TTGDTX theo 4 mức độ: Ảnh hưởng rất nhiều, ảnh hưởng nhiều, ít ảnh

hưởng, khơng ảnh hưởng.

2.2.4.2. Thang đánh giá

Việc lựa chọn kết quả nghiên cứu được tiến hành theo: tính tần suất (%) và tính điểm trung bình

- Đánh giá mức độ đạt được về năng lực nghề nghiệp và mức độ thực hiện nội dung phát triển đội ngũ giáo viên TTGDTX. Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc: Rất

tốt: 5 điểm; Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Chưa đạt: 1 điểm

Cách thực hiện: Tính số lượng các ý kiến và tính điểm trung bình

+ Thang đánh giá: Mức 1 (rất tốt): X = 4,2 - 5,0 Mức 2 (tốt): X = 3,4 - 4,19 Mức 3 (khá) X = 2,6 - 3,39 Mức 4 (trung bình): X = 1,8 - 2,59 Mức 5 (chưa đạt) X <1,8

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phát triển đội ngũ

giáo viên TTGDTX. Cho điểm theo nguyên tắc: Rất ảnh hưởng: 4 điểm; Ảnh

hưởng: 3 điểm; Ít ảnh hưởng: 2 điểm; Khơng ảnh hưởng, yếu: 1 điểm

Mức 1 (rất ảnh hưởng): X = 3,25 - 4,0 Mức 2 (ảnh hưởng): X = 2,5 - 3,24 Mức 3 (ít ảnh hưởng) X = 1,75 - 2,49 Mức 4 (không ảnh hưởng): X < 1,75

2.2.5. Địa bàn khảo sát và mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)