Định hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 77 - 80)

Chính sách cho giáo dục luôn được đề cập đến như là nội dung trọng tâm quan trọng của các kỳ Đại hội, các hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Định hướng đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo đã được thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VI khoá IX, Nghị quyết TW II, TW III khóa VIII, với những kết luận về định hướng và biện pháp; Các quy định quy chế về bổ nhiệm đảm bảo yêu cầu về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhất là CBQL cũng được tập trung chỉ đạo.

Các yêu cầu cũng được nhấn mạnh: phải bảo đảm những nguyên tắc - phát triển phải kết hợp giữa lợi ích thiết thực trước mắt với đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững, lâu dài của sự nghiệp GD&ĐT, sự nghiệp CNH -HĐH đất nước; Phát triển phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, kế thừa và phát triển, bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2015 – 2020 và nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015 của Đảng và Nhà nước ta nêu rõ: “Quan điểm phát triển bền vững trong dự thảo Chiến lược lần này mang một nội hàm mới, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.

Chiến lược cũng nhấn mạnh: “...Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa kinh tế là những lợi thế so sánh sẵn có, tuy rất quan trọng nhưng không phải là quyết định nhất. Thực tiễn đã khẳng định nguồn lực con người là yếu tố nội sinh năng động, quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn của một quốc gia”. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện khoa học cơng nghệ - sản phẩm trí tuệ của con người phát triển nhảy vọt trong thời đại chúng ta. Vì vậy nhân tố con người được coi là tài nguyên, là

nguồn lực và mục tiêu của sự phát triển. Đảng Nhà nước ta đã chọn một trong ba giải pháp trọng tâm của chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2015- 2020 là:“Tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Con người là chủ thể sản xuất ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. “Con người làm ra

thể chế, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; Là lực lượng sản xuất quan trọng nhất”. Vì vậy, “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân để phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Đây vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài”...

Nhà giáo và cán bộ QLGD là một bộ phận của đội ngũ viên chức và có số lượng lớn, chiếm tới 80% viên chức cả nước. Vì thế, thay đổi chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải tập trung đổi mới chất lượng rất lớn số lượng các cán bộ công chức này. Hơn nữa lao động của người viên chức ngành giáo dục là tạo ra một loại sản phẩm đặc biệt: Đó là đạo đức và năng lực của con người, nguồn lực cho các ngành kinh tế xã hội khác. vì vậy thay đổi chất lượng nhân lực trong ngành giáo dục chính là tiền đề của sự thay đổi nguồn nhân lực của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xã hội của đất nước.

Cán bộ quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng nhất có vai trị quyết định chất lượng của chính sách đầu tư và đổi mới giáo dục. Mọi chính sách đổi mới đều phải thơng qua đội ngũ này để đi vào các cơ sở. Người CBQL là người có vai trị và tác động mạnh mẽ đến các thành viên trong tập thể; Quan điểm, phương pháp, cách thức điều hành của họ sẽ khiến những chính sách chiến lược đó đạt được hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Với vai trò thủ lĩnh, đứng đầu là Giám đốc trung tâm, người chỉ đạo và kiểm sốt các chương trình. Họ là “Thủ lĩnh”, là những người xác định mục tiêu, đề ra chiến lược, chính sách; Người chỉ đạo, điều hành bộ máy hoạt động. Đứng liền kề và tiếp chuyển tín hiệu thơng tin, đưa ý tưởng của họ thành những biện pháp triển khai đến các các Phó Giám đốc, Phịng, Tổ chuyên môn. Chiến lược phát triển đội ngũ CBQL TT GDTX là nâng cao năng lực của đội ngũ này. Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ này chính là qua những chương trình bồi dưỡng đưa đến cho họ năng lực phát triển hoạt động của TT GDTX trong tư cách là người quản

lý. Việc bồi dưỡng chất lượng cho đội ngũ này là hết sức cần thiết, cần được coi đó là một trong những nội dung căn bản của chiến lược phát triển người, cần có biện pháp đúng và tuân thủ những nguyên tắc.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua trong ngành giáo dục. Tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục và đào tạo, biểu dương người tốt, việc tốt, nhân rộng mơ hình tiên tiến, tiến tới Đại hội thi đua toàn quốc.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn 2020 - 2030. Tổ chức thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới. Tăng cường bồi dưỡng chuẩn hóa cán bộ, cơng chức, viên chức theo tiêu chuẩn vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới.

Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên kết nối hệ thống Internet theo mơ hình quản lý trường học thơng minh.

Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư thiết bị dạy học thực hiện thí điểm trường học thơng minh, lớp học thơng minh và Chương trình giáo dục STEM (tích hợp khoa học kỹ thuật, công nghệ và toán) để tiếp cận “giáo dục thơng minh” ở những nơi có điều kiện.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo ... . Trong những năm qua, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình GDTX cấp THPT và học nghề tại các TT GDTX ngày càng tăng cao. Hiện nay mơ hình dạy chương trình GDTX cấp THPT và học nghề đã được tổ chức nền nếp, đảm bảo chất lượng và được quản lý chặt chẽ tại các TT GDTX và các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua do kinh tế Lạng Sơn luôn tăng trưởng, nhu cầu lao động tại các khu, cụm công nghiệp cao nên đa số học sinh tốt nghiệp chương trình GDTX cấp THPT và nghề có việc làm ổn định. Có thể khẳng định, mơ hình học chương trình GDTX cấp THPT và học nghề phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020, góp phần tích cực phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, trước mắt đã đáp ứng được nhu cầu vừa học nghề vừa học văn hóa của một bộ phận học sinh. Dạy văn hóa kết hợp dạy nghề là biện pháp quan trọng cho các TT GDTX trên địa bàn tỉnh ổn định qui mơ tuyển sinh. Mơ hình học chương trình GDTX cấp THPT và học nghề phù hợp với thực tế, nhu cầu và trình độ của học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí học tập. Thực hiện phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

Đẩy mạnh quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ đối với cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục gắn với việc nâng cao trách nhiệm giải trình, phản biện xã hội.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, dạy và học. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trong quản lý giáo dục, quản trị trường học; tập trung đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tăng cường công tác quản lý dạy thêm học thêm, công tác thanh tra, kiểm tra, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Xử lý nghiêm các sai phạm đồng thời chủ động ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời những tồn tại, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 2 tỉnh lạng sơn theo tiếp cận năng lực (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)