Dự báo vấn đề hƣớng nội từ một số biến số

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 88 - 111)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Dự báo vấn đề hƣớng nội từ một số biến số

Bảng 3.11. Mơ hình hồi quy các vấn đề hƣớng nội và một số biến số

Các biến số độc lập Hệ số Beta chuẩn T p R R2

Hằng số (Constant) 0.566 0.634 0.401

HACT -0.101 -3.998 p<0.01

HTXH -0.065 -2.866 p<0.01

ĐCCX 0.359 13.993 p<0.01

82

Mơ hình: Biến phụ thuộc là điểm số các vấn đề hướng nội DASS

Nhìn vào bảng trên, ta thấy các biến số ảnh hưởng đến các vấn đề hướng nội của học sinh, đó là (i) hình ảnh cơ thể (ii) các hỗ trợ xã hội mà trẻ nhận được và (iii) khả năng điều chỉnh cảm xúc.

Phương trình dự báo các vấn đề hướng nội của các học sinh là:

DASS = 0.566 - 0,101 * Điểm hình ảnh cơ thể - 0,065 * Điểm sự hỗ trợ xã hội + 0.359 * Điểm khó khăn điều chỉnh cảm xúc.

Cả 3 yếu tố nhìn chung có thể dự báo được cho 40% sự thay đổi của biến tổng điểm DASS. Kết quả này gợi ý rằng rằng việc phòng ngừa vấn đề hướng nội cần chú trọng cả việc giúp học sinh phát triển hình ảnh cơ thể tích cực, tăng cường kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và các hỗ trợ xã hội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nghiên cứu thực tiễn về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội ở học sinh THCS đưa ra được những kết quả như sau:

• Đa số học sinh có cảm nhận về hình ảnh cơ thể ở mức điểm trung bình (M=2.12), tức là ở ngưỡng giữa của dải từ hình ảnh cơ thể tiêu cực đến hình ảnh cơ thể tích cực. Có sự khác biệt về giới tính khi so sánh cảm nhận về hình ảnh cơ thể, cụ thể là nhóm nữ có mức độ hài lịng về cơ thể thấp hơn nhóm nữ ở hai khía cạnh (cảm nhận ngoại hình và hài lịng về cân nặng). Bên cạnh đó, kết quả phân tích số liệu cũng chỉ ra điểm hình ảnh cơ thể của nhóm học sinh sống ở khu vực nông thôn cao hơn điểm HACT của nhóm thành thị. Có sự khác nhau giữa cảm nhận HACT giữa các nhóm cân nặng, và các nhóm chỉ số khối cơ thể (BMI).

• Một nhóm các học sinh có những triệu chứng hướng nội, trong đó các triệu chứng lo âu xuất hiện nhiều nhất. Nhóm học sinh nữ có các biểu hiện về VĐHN nhiều hơn nhóm học sinh nam. Học sinh càng đánh giá ngoại hình và cân nặng quan trọng càng dễ có các vấn đề hướng nội. Khơng tìm thấy tương quan giữa chỉ số khối BMI với các vấn đề hướng nội nói chung, ngoại trừ stress có tương quan yếu.

• Trong các hỗ trợ xã hội mà trẻ tự đánh giá, mức độ hỗ trợ từ nguồn lực gia đình là nhiều nhất, sau đó đến nguồn hỗ trợ đặc biệt, và nguồn hỗ trợ từ bạn bè. Có

83

một bộ phận học sinh tham gia khảo sát gặp các vấn đề khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. Sự khó khăn điều chỉnh cảm xúc chung được thể hiện ở nhóm học sinh nữ nhiều hơn nam, cụ thể ở các khía cạnh về khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu, tiếp cận một cách giới hạn các chiến lược điều chỉnh cảm xúc và thiếu sự rõ ràng về cảm xúc. Ngược lại, nhóm nam lại hiếu nhận thức về cảm xúc hơn nhóm nữ.

• Điểm số về hình ảnh cơ thể có mối tương quan nghịch với điểm số các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học cơ sở, nghĩa là học sinh càng có hình ảnh cơ thể tích cực thì nguy cơ có các vấn đề hướng nội càng thấp. Hỗ trợ xã hội và điều chỉnh cảm xúc, cùng với hình ảnh cơ thể dự báo được cho biến phụ thuộc vấn đề hướng nội.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của trẻ trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình chúng tơi đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Nghiên cứu lý luận

Các nghiên cứu ở nước ngồi về hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội rất được quan tâm, các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều cơ sở lý thuyết về những đề tài trên. Tuy nhiên những nghiên cứu về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội ở Việt Nam chưa có nhiều.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi cho rằng ―Hình ảnh cơ thể là một khái niệm để đo lường nhận thức và cảm xúc của cá nhân đối với cơ thể của họ‖. Các vấn đề hướng nội là các vấn đề cảm xúc và ở đây đề cập tới các vấn đề stress/căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

1.2 Nghiên cứu thực tiễn

Luận văn nghiên cứu trên tổng 470 khách thể là học sinh đang học tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Bình thơng qua thang đánh giá hình ảnh cơ thể, thang đánh giá mức độ các vấn đề hướng nội, thang đo hỗ trợ xã hội và các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc – bản rút gọn. Kết quả thu được như sau:

Đa số học sinh có cảm nhận về hình ảnh cơ thể ở mức trung bình, nam giới cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực hơn nữ giới. Hình ảnh cơ thể có tương quan và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: cảm nhận ý nghĩa ngoại hình, cân nặng, khu vực sinh sống, chỉ số BMI, các hỗ trợ nhận được từ các nguồn xã hội và các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. Học sinh càng nhận nhiều hỗ trợ xã hội càng cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực. Học sinh càng có ít các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc cũng có mức độ hài lịng với hình ảnh cơ thể cao hơn.

Trong ba vấn đề stress, lo âu, trầm cảm thì lo âu là vấn đề học sinh gặp phải nhiều nhất. Tỷ lệ học sinh nữ có các vấn đề hướng nội cao hơn học sinh nam. Các yếu tố về cảm nhận hình ảnh cơ thể, khó khăn điều chỉnh cảm xúc, hỗ trợ xã hội có tương

85

quan và có thể dự báo cho các vấn đề hướng nội. Cụ thể, hình ảnh cơ thể và hỗ trợ xã hội có tương quan nghịch với vấn đề hướng nội, trong khi đó khó khăn trong ĐCCX có tương quan thuận, ngoại trừ tiểu thang đo về Thiếu nhận thức cảm xúc.

Hạn chế của nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi chưa làm rõ được vai trò của HTXH và ĐCCX đối với mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội. Những nghiên cứu sau có thể phát triển và khai thác sâu hơn vai trò của hai yếu tố trên trong mối quan hệ này.

2. KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu và phỏng vấn, luận văn đưa ra một số khuyến nghị như sau nhằm nâng cao hình ảnh cơ thể tích cực cho học sinh và phịng ngừa các vấn đề hướng nội:

Về phía học sinh

- Tìm hiểu về hình ảnh cơ thể của một người một cách toàn diện, tránh đánh giá/trêu chọc một người qua vẻ bề ngồi của họ.

- Rèn luyện cho mình khả năng tự chủ, suy nghĩ tích cực, tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng các chiến lược điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, tìm kiếm các chỗ dựa xã hội tin tưởng, an tồn.

Về phía gia đình và nhà trƣờng

- Chỗ dựa hỗ trợ từ gia đình vững chắc là yếu tố bảo vệ mạnh mẽ giúp trẻ xây dựng hình ảnh cơ thể tích cực và giảm thiểu được các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm. Bởi vậy, cha mẹ cần đồng hành cùng con, ở bên cạnh, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, ủng hộ, động viên (MT21, MC25, TH&THCS Đông Mỹ; MT48, TH&THCS Thái Thọ; PT3, THCS Lê Hồng Phong); an ủi hoặc giúp trẻ đặt ra những kế hoạch để trở nên tốt hơn, nêu ra những giải pháp khắc phục điểm chưa tốt (MC37, MC21 - THCS Đông Mỹ). Cha mẹ cũng là hình mẫu trong việc hình thành thái độ và giá trị ở con cái về hình ảnh cơ thể. Cha mẹ nên cẩn trọng trước bất cứ bình luận hay nhận xét bất kỳ về ngoại hình của con cái trong lứa tuổi này. Những lời nhắc nhở có thể xuất phát từ tình u thương và sự quan tâm của cha mẹ với con cái nhưng do đặc điểm nhạy cảm với ngoại hình ở lứa tuổi này mà thơng điệp của cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực

86

đến suy nghĩ, cảm xúc của trẻ trong độ tuổi đang lớn. Nó khơng dừng lại là đánh giá ngoại hình mà cịn liên quan đến tự đánh giá giá trị bên trong của các bạn.

- Tâm lý trong trường học có thể phịng ngừa các vấn đề về hình ảnh cơ thể tiêu cực và các vấn đề hướng nội như: Các chương trình kỹ năng có thể kể đến là: Kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp phi bạo lực hoặc các buổi tọa đàm về tâm lý lứa tuổi, tổ chức các sân chơi để học sinh có thể thể hiện bản thân, khám phá thế mạnh của bản thân. Bên cạnh đó, các em cũng đề xuất các chương trình về cách cải thiện ngoại hình của bản thân sao cho tốt hơn, phù hợp hơn; cũng như các chương trình giúp trẻ xây dựng sự tự tin, vượt qua những lời chê bai từ bên ngoài.

87

PHỤ LỤC 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

PHẦN A Dưới đây là một số câu mô tả về cảm nhận của em về cơ thể của mình. Hãy đọc từng câu và khoanh trịn vào số ở bên phải thể hiện mức độ mà em thấy đúng nhất với bản thân em.

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn

A1. Em thích vẻ ngồi của mình trong ảnh chụp 0 1 2 3 4

A2. Những người khác thấy em ưa nhìn 0 1 2 3 4

A3. Em tự hào về cơ thể mình 0 1 2 3 4

A4. Em lo lắng nhiều về việc làm sao để thay đổi cân nặng của mình

0 1 2 3 4

A5. Em nghĩ vẻ ngoài của em giúp em có được các cơ hội (cơ hội trong học tập, nhiệm vụ, công việc về sau)

0 1 2 3 4

A6. Em thích hình ảnh của mình trong gương 0 1 2 3 4

A7. Nếu được, em muốn thay đổi nhiều thứ về vẻ ngồi của mình

0 1 2 3 4

88

A9. Em ước mình trơng có thể đẹp hơn 0 1 2 3 4

A10. Em rất thích cân nặng của mình 0 1 2 3 4

A11. Em ước mình có vẻ ngoài giống với một người khác 0 1 2 3 4

A12. Các bạn tầm tuổi em thích vẻ ngồi của em 0 1 2 3 4

A13. Em buồn phiền về vẻ ngồi của mình 0 1 2 3 4

A14. Em có ngoại hình khá ổn, giống như hầu hết mọi người

0 1 2 3 4

A15. Em khá hạnh phúc với vẻ ngồi của mình 0 1 2 3 4

A16. Em cảm thấy cân nặng và chiều cao của mình tương xứng với nhau

0 1 2 3 4

A17. Em cảm thấy xấu hổ về vẻ ngồi của mình 0 1 2 3 4

A18. Việc kiểm tra cân nặng của mình làm em cảm thấy buồn phiền

0 1 2 3 4

A19. Em khơng vui vẻ với cân nặng của mình 0 1 2 3 4

A20. Vẻ ngồi của em giúp em có bạn trai/bạn gái dễ dàng hơn

0 1 2 3 4

A21. Em lo lắng về vẻ ngồi của mình 0 1 2 3 4

A22. Em nghĩ em có một thân hình đẹp 0 1 2 3 4

89

PHẦN B. Em hãy đọc từng câu và khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ đúng nhất

với em trong 7 NGÀY GẦN ĐÂY. Khơng có câu trả lời nào đúng hay sai. Khơng nên mất quá nhiều giờ để lựa chọn.

B1. Em cảm thấy khó nghỉ ngơi/giảm căng thẳng được. 0 1 2 3

B2. Em nhận thấy mình bị khơ miệng. 0 1 2 3

B3. Em khơng có bất kì cảm xúc tích cực nào. 0 1 2 3

B4. Em bị khó thở (như thở gấp, hay khó thở mà khơng phải do hoạt động thể chất mạnh).

0 1 2 3

B5. Em thấy khó mà bắt đầu làm một việc gì đó. 0 1 2 3

B6. Em có xu hướng phản ứng quá mức với các tình huống. 0 1 2 3

B7. Em hay run (như run tay). 0 1 2 3

B8. Em cảm thấy mình đã dùng rất nhiều năng lượng cho việc lo lắng, căng thẳng. 0 1 2 3

B9. Em lo lắng về những tình huống mình có thể hoảng sợ và tự làm xấu mặt mình. 0 1 2 3

B10. Em cảm thấy em khơng có gì để mong chờ cả. 0 1 2 3

B11. Em thấy bồn chồn. 0 1 2 3

B12. Em thấy khó mà thư giãn được. 0 1 2 3

90

B14. Em không thể chấp nhận được bất kỳ điều gì cản trở việc em đang làm. 0 1 2 3

B15. Em thấy dễ hoảng sợ. 0 1 2 3

B16. Em không thể cảm thấy hứng thú với bất kỳ thứ gì. 0 1 2 3

B17. Em thấy mình là một người khơng có giá trị gì mấy. 0 1 2 3

B18. Em cảm thấy mình là một người khá nhạy cảm. 0 1 2 3

B19. Em thấy tim đập nhanh hơn, đập hụt nhịp, v.v. mà không phải do hoạt động thể chất mạnh.

0 1 2 3

B20. Em cảm thấy sợ mà khơng có lí do. 0 1 2 3

B21. Em cảm thấy cuộc sống của mình khơng có ý nghĩa. 0 1 2 3

PHẦN C Hãy đọc kỹ các câu dưới đây và khoanh tròn vào con số thể hiện đúng nhất suy

nghĩ, cảm nhận hoặc tình huống của em.

C1. Em có một người đặc biệt ở bên khi em cần. 0 1 2 3 4

C2. Em có một người đặc biệt mà em có thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của mình.

0 1 2 3 4

C3. Gia đình của em thực sự cố gắng giúp đỡ em. 0 1 2 3 4

91

C5. Em có một người đặc biệt thực sự là nguồn an ủi cho em 0 1 2 3 4

C6. Bạn bè em thực sự cố gắng giúp đỡ em 0 1 2 3 4

C7. Em có thể dựa vào bạn bè mỗi khi có những vấn đề khó khăn 0 1 2 3 4

C8. Em thực sự có thể nói chuyện với gia đình về những vấn đề khó khăn của mình

0 1 2 3 4

C9. Em có những người bạn mà em có thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn 0 1 2 3 4

C10. Có một người đặc biệt trong cuộc sống này luôn quan tâm đến những cảm xúc của em

0 1 2 3 4

C11. Gia đình em ln sẵn lịng giúp em đưa ra quyết định 0 1 2 3 4

C12. Em có thể nói với bạn bè em về những khó khăn của mình 0 1 2 3 4

PHẦN D. Em hãy đọc các câu sau và khoanh trịn vào mức độ em thấy đúng với mình nhất.

D1. Em chú ý đến cảm xúc của mình 0 1 2 3 4

D2. Em hồn tồn khơng biết mình đang cảm thấy như thế nào 0 1 2 3 4

D3. Em gặp khó khăn để hiểu được các cảm xúc của mình 0 1 2 3 4

D4. Em quan tâm đến những cảm xúc của em 0 1 2 3 4

92

D6. Khi em buồn bực, em chấp nhận cảm xúc của mình. 0 1 2 3 4

D7. Khi em buồn bực, em xấu hổ vì mình cảm thấy như vậy. 0 1 2 3 4

D8. Khi em buồn bực, em gặp khó khăn trong việc hồn thành nhiệm vụ của mình

0 1 2 3 4

D9. Khi em buồn bực, em trở nên mất kiểm soát. 0 1 2 3 4

D10. Khi em buồn bực, em tin rằng cuối cùng tâm trạng em không thể thay đổi được

0 1 2 3 4

D11. Khi em buồn bực, em gặp khó khăn trong việc tập trung vào những thứ khác

0 1 2 3 4

D12. Khi em buồn bực, em cảm thấy tội lỗi vì mình có cảm xúc như vậy. 0 1 2 3 4

D13. Khi em buồn bực, em gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý 0 1 2 3 4

D14. Khi em buồn bực, em gặp khó khăn trong việc kiểm sốt hành động của mình.

0 1 2 3 4

D15. Khi em buồn bực, em tin rằng em khơng có cách nào để mình cảm thấy khá hơn.

0 1 2 3 4

D16. Khi em buồn bực, em thấy cáu với chính mình vì có cảm xúc như vậy.

0 1 2 3 4

D17. Khi em buồn bực, em khơng cịn khả năng kiểm sốt hành động của mình.

0 1 2 3 4

D18. Khi em buồn bực, phải mất một thời gian dài em mới cảm thấy

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 88 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)