Nghiên cứu về yếu tố bảo vệ của các vấn đề hƣớng nội

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 33 - 34)

Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.2.3. Nghiên cứu về yếu tố bảo vệ của các vấn đề hƣớng nội

Nhiều nghiên cứu đã xem xét các yếu tố bảo vệ cho những vị thành niên khỏi các vấn đề hướng nội. Năm 2013, McMahon và cộng sự khảo sát trên 188 học sinh lớp 5 đến lớp 8 và đưa ra kết luận sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên, bạn cùng lớp và bạn bè đều có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Sự hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè giúp giảm bớt tác động của các yếu tố gây căng thẳng lên các triệu chứng trầm cảm. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của cha mẹ và bạn cùng lớp cũng có liên quan đến ít triệu chứng sợ hãi/tập trung hơn và sự hỗ trợ của bạn cùng lớp có liên quan đến ít triệu chứng lo lắng/quá nhạy cảm. Sự hỗ trợ của bạn thân chỉ liên quan đến ít trầm cảm hơn [64]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gaylord-Harden (2006) rằng nhận thức được về hỗ trợ từ gia đình và bạn bè đồng trang lứa sẽ phát huy tác dụng bảo vệ đối với chứng trầm cảm và lo âu (ít các triệu chứng trầm cảm và lo lắng hơn) thơng qua ảnh hưởng tích cực của nó đối với nhận thức của vị thành niên về lòng tự trọng và nhận thức về nhóm dân tộc của họ [36]. Những cá nhân thiếu sự hỗ trợ xã hội có khả năng bị trầm cảm cao hơn. Do đó, hỗ trợ xã hội được xem là một yếu tố quan trọng khi đề cập đến việc ngăn ngừa các triệu chứng của trầm cảm; khi một người gặp phải tình huống căng thẳng, hỗ trợ xã hội có thể làm giảm căng thẳng hoặc giúp họ điều chỉnh căng thẳng cảm xúc để giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và nó được coi như là một yếu tố bảo vệ quan trọng chống lại bệnh trầm cảm (Adams và cộng sự, 2016; Shih, Cheng, Chang và Sun, 2020).

Theo Germani và các cộng sự (2020), các yếu tố liên quan đến tự chủ bản thân đóng vai trò bảo vệ với các triệu chứng trầm cảm, hay nói cách khác sự kết hợp của quyền tự chủ và sự tự kết nối với bản thân sẽ giúp làm giảm các mức độ trầm cảm. Phong cách gắn bó an tồn và lịng tự trọng cũng có những tác động tích cực giúp giảm trầm cảm và đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa tự chủ bản thân và trầm cảm. Các yếu tố bảo vệ tiềm năng như định hướng mục tiêu, sự tự tin, năng lực xã hội, hỗ trợ xã hội và sự gắn kết cá nhân trong gia đình có liên quan đến sự xuất hiện ít các triệu chứng trầm cảm hơn (Askeland và cộng sự, 2020).

27

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)