CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử dụng với mục đích tìm hiểu và đo lường các nội dung: cảm nhận về hình ảnh cơ thể của trẻ; các vấn đề hướng nội của trẻ; một số yếu tố tác động đến mối quan hệ này như khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ; các nguồn lực hỗ trợ mà trẻ có ở các mức độ khác nhau, một số thơng tin cá nhân của trẻ (giới tính, lớp, học lực…). Bảng hỏi trong nghiên cứu này gồm 5 phần được ghi chú từ A-E trong bảng hỏi.
Phần A: Khảo sát cảm nhận về hình ảnh cơ thể của học sinh THCS.
Chúng tôi sử dụng thang đo Body Esteem Scale for Adolescents and Adults (BESAA) - Mendelson (2001). BESAA là một công cụ đo lường tâm lý trong cảm nhận về hình ảnh cơ thể gồm có 23 mục và những người được hỏi cho biết mức độ đồng ý của họ với từng câu trên thang điểm Likert 5 điểm, từ 0 (không bao giờ) đến 4 (luôn luôn). Tác giả Mendelson và cộng sự năm 2001 thiết kế thang đo nhằm đánh giá 3 khía cạnh: BE–Appearance-Cảm nhận chung về ngoại hình, gồm 10 câu (các items 1, 6, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 21, 23); BE–Weight-Mức độ hài lòng về cân nặng, gồm 8 câu (các items 3, 4, 8, 10, 16, 18, 19, 22) và BE–Attribution-Cảm nhận sự đánh giá tích
cực của người khác về ngoại hình của mình, gồm 5 câu (các items 2, 5, 12, 14, 20). Trong bảng hỏi có 9 mục ngược chiều đã được đảo điểm trước khi xử lý.
Điểm từ các tiểu thang của BESAA đã được chứng minh có tính nhất qn nội bộ cao trong độ tuổi từ 12–25 tuổi với độ tin cậy Cronbach's Alpha lần lượt là alpha =.93 đối với nhân tố cảm nhận chung về ngoại hình; alpha =.95 đối với nhân tố mức độ hài lòng về cân nặng và alpha = .81 đối với nhân tố cảm nhận sự đánh giá tích cực của người khác về ngoại hình của mình (Mendelson, Mendelson, & White, 2001). Độ tin cậy kiểm tra-kiểm tra lại tốt ở vị thành niên và thanh niên sau 3 tháng tương ứng với ba nhóm nhân tố đã nêu ở trên lần lượt là 0.92 , 0.89 và, 0.83.
43
Trong nghiên cứu này, độ tin cậy Cronbach's Alpha của toàn thang đo là 0.876 và của 3 tiểu thang nêu trên là 0.77; 0.84; và 0.631.
Phần B: Khảo sát mức độ lo âu, trầm cảm của học sinh.
Chúng tôi sử dụng thang đo Depression Anxiety Stress Scales-21. Thang đo
nguyên gốc do P. Lovibond xây dựng vào năm 1995 nhằm đánh giá stress, lo âu và trầm cảm, được kí hiệu là DASS 42. Bên cạnh thang đo DASS 42 cịn có một phiên bản rút gọn là DASS 21 được xây dựng năm 1997. Các nghiên cứu đã được tiến hành và khẳng định sự nhất quán giữa DASS 42 và DASS 21. Ở Việt Nam, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia đã biên dịch, thử nghiệm thang đo này trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy của thang đo này và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam để đo lường cũng như đánh giá tiến triển điều trị của lo âu, trầm cảm, stress/căng thẳng mà khơng có sự khác biệt về mặt văn hoá (Trần Thạch Đức và cộng sự, 2013).
Khách thể tham gia trả lời bảng hỏi sẽ tự đánh giá về mức độ cảm xúc của mình trong 7 ngày qua dựa trên 21 mục theo thang điểm: (0) - Không đúng với tôi chút nào cả; (1) - Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng; (2) - Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng; (3) - Hoàn tồn đúng với tơi, hoặc hầu hết thời gian là đúng. Điểm được tính trên 3 tiểu thang: DASS-Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18., DASS-Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20 và DASS-Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21. Mỗi tiểu thang gồm 7 câu; điểm trong
đó nằm trong khoảng từ 0 đến 21. Tổng điểm DASS của từng dạng rối loạn được tính bằng cách lấy tổng điểm của 07 tiểu mục nhân đôi sẽ ra kết quả kết luận như bảng sau:
Mức độ Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng
Trầm cảm 0 - 9 10 - 13 14 - 20 21 - 27 ≥ 28
Lo âu 0 - 7 8 - 9 10 - 14 15 - 19 ≥ 20
44
Hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha của thang đo DASS-21 là 0.826; trong đó, hệ số Cronbach‘s Alpha của các tiểu thang đo stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 0.882, 0.779 và 0.848, chứng tỏ đây là cơng cụ có độ tin cậy cao. Độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu này là 0.862 và độ tin cậy của các tiểu thang trên lần lượt như sau: 0.682; 0.711; và 0.728.
Phần C: Khảo sát các nguồn lực hỗ trợ.
Chúng tôi sử dụng thang đo hỗ trợ xã hội đa diện (The Multidimensional Scale of
Perceived Social Support – MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988).
Thang đo này được thiết kế để đo lường và đánh giá các chỗ dựa xã hội của trẻ theo nhận định của từng trẻ. MSPSS gồm có 12 câu đánh giá phân theo ba nguồn hỗ trợ chính: bạn bè, gia đình, và những người đặc biệt khác. Mỗi nguồn như vậy được khảo sát trong 04 câu hỏi với mức độ lựa chọn theo thang Likert 5 điểm theo thứ tự tăng dần từ ―Hồn tồn khơng đồng ý‖ đến ―Hoàn toàn đồng ý‖. Nguồn lực hỗ trợ từ gia đình bao gồm 4 câu (các items 3, 4, 8, 11). Nguồn hỗ trợ từ bạn bè bao gồm 4 câu ( các items 6, 7, 9, 12). Nguồn hỗ trợ đặc biệt khác (các items 1, 2, 5, 10).
Độ tin cậy tổng thể của thang đo là 0,88, độ tin cậy cho các tiểu thang hỗ trợ từ những người đặc biệt, hỗ trợ từ gia đình, và hỗ trợ từ bạn bè lần lượt là 0,91; 0,87; 0,85. Kết quả test và retest (sau 2 tháng) cũng cho kết quả toàn thể thang đo là 0,85 và từng tiểu thang tương ứng là 0,72; 0,85 và 0,75. Xét về tính hiệu lực dự báo, điểm số của MSPSS tỷ lệ nghịch với mức độ lo âu và trầm cảm. Thang đo này đã được Nguyễn Phước Cát Tường (2010) chuyển ngữ sang tiếng Việt, độ tin cậy và tính hiệu lực khá cao với r = 0,87. Độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu này là 0.835.
Phần D: Khảo sát các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc của học sinh.
Chúng tôi sử dụng thang đo Những khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc - The Difficulties in Emotion Regulation Scale - Short Form (DERS-SF), Kaufman, Xia, Fosco, Yaptangco, Skidmore, & Crowell (2015). Ban đầu, thang đo DERS được Kim L. Gratz và Lizabeth Roemer thiết kế năm 2004, gồm 41 items cho khách thể tự báo cáo nhằm đo lường và đánh giá những khó khăn liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc. Năm 2015, Kaufman và cộng sự. đã đề xuất một phiên bản ngắn của DERS với 18 mục (DERS-SF). Phiên bản rút gọn này có độ tin cậy phù hợp (Cronbach's alpha
45
dao động trong khoảng 0,78 đến 0,91) trong các mẫu người lớn và vị thành niên từ 12 đến 18 tuổi. Ngoài ra, các mối tương quan giữa các tiểu thang DER-S và DERS-SF được xếp hạng từ 0,90 đến 0,98, phản ánh 81% đến 96% phương sai chung giữa phiên bản rút gọn và phiên bản gốc của DERS.
Thang đo này có 6 nhóm nhân tố, mỗi nhóm nhân tố gồm 3 câu items. Nhóm 1 gồm các câu items 7, 12, 16; là nhóm các câu items Khơng chấp nhận các phản hồi cảm xúc (NONACCEPTANCE). Nó bao gồm các câu phản ánh xu hướng có các phản ứng cảm xúc thứ cấp tiêu cực đối với cảm xúc tiêu cực của một người hoặc không chấp nhận phản ứng đối với sự đau khổ của một người. Nhóm 2 gồm các câu items 8, 11, 13; là nhóm Khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu (GOALS). Nó bao gồm các mục phản ánh những khó khăn khi tập trung và hồn thành nhiệm vụ khi trải qua những cảm xúc tiêu cực. Nhóm 3 gồm các câu items 9, 14, 17; là nhóm Khó khăn khi kiểm sốt xung động (IMPULSE) và chủ yếu bao gồm các câu phản ánh những khó khăn trong việc kiểm sốt hành vi của một người khi trải qua cảm xúc tiêu cực. Nhóm 4 gồm các câu items 1, 4, 6; là nhóm Thiếu Nhận thức về Cảm xúc (AWARENESS) và bao gồm các mục phản ánh xu hướng quan tâm và thừa nhận cảm xúc của một cá nhân. Những câu trong tiểu thang này được cho điểm ngược và phản ánh sự không chú ý và thiếu nhận thức về các phản ứng cảm xúc. Nhóm 5 gồm các câu items 10, 15, 18; là nhóm Việc tiếp cận một cách giới hạn các chiến lược điều chỉnh cảm xúc (STRATEGIES) và bao gồm các mục phản ánh niềm tin rằng một khi một cá nhân buồn bã, cá nhân có thể làm được rất ít việc để điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả. Nhóm 6 gồm các câu items 2, 3, 5; Thiếu sự rõ ràng về cảm xúc (CLARITY) và bao gồm các mục phản ánh mức độ mà các cá nhân biết (và rõ ràng về) những cảm xúc mà họ đang trải qua.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phiên bản rút gọn để tiến hành khảo sát. Khách thể tham gia được yêu cầu trả lời từng câu theo thang Likert 5 điểm 0-Gần như không bao giờ (0-10%); 1-Thỉnh thoảng (11-35%); 2-Khoảng một nửa thời gian (36-65%); 3-Phần lớn thời gian (66-90%); 4-Hầu như luôn luôn (91-100%). Tổng điểm trong từng tiểu thang càng cao thì càng phản ánh mức độ khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc càng nhiều. Hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha của thang đo là 0.819.
46
Phần E: Khảo sát thông tin về đặc điểm nhân khẩu – xã hội của khách thể như:
Lớp, trường, kết quả học tập, nghề nghiệp của bố mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá của học sinh về hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng thang đo Chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể được tính như sau: BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao đứng (m)]2.. Đánh giá chỉ số cơ thể theo Tổ chức Y tế thế giới WHO:
BMI < 18.5 18.5 - 24.9 25 - 29.9 ≥ 30
Phân loại Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì