Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 43 - 47)

Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS

Hoc sinh THCS là nhóm trẻ thuộc lứa tuổi từ 10-11 đến 14-15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 tại các trường trung học cơ sở. Đây là giai đoạn được mô tả với nhiều biến động và căng thẳng, đặc trưng bởi những thay đổi mạnh mẽ về cả bên trong và bên ngoài: thay đổi về mặt sinh học, tâm lý xã hội cũng như những thay đổi liên quan tới các mối quan hệ.

Những thay đổi sinh học xảy ra trong lứa tuổi này là những thay đổi cơ thể liên quan đến tuổi dậy thì. Sự thay đổi về thể chất bao gồm sự phát triển của các vùng trên cơ thể, mọc lông mu và lông dưới cánh tay, tăng mụn trứng cá. Các bé trai trải qua sự phát triển tinh hoàn, dương vật, xuất hiện nhiều lơng mặt hơn và giọng nói trầm hơn; trong khi các bé gái phát triển ngực và có kinh nguyệt lần đầu. Có lẽ một trong những thay đổi sinh học dễ nhận thấy nhất là sự tăng vọt về chiều cao và sự gia tăng nhanh chóng của trọng lượng cơ thể do sự gia tăng cả cơ và mỡ. Tuy nhiên, các bé gái có nhiều mô mỡ hơn các bé trai và các mô mỡ phát triển với tốc độ nhanh hơn. Tuổi dậy

37

thì cũng ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể, với trẻ trai sẽ có xu hướng vai mở rộng hơn so với hơng; cịn trẻ gái thì ngược lại, hơng mở rộng hơn so với vai và eo. Với những thay đổi phát triển này, các bé gái khi bước qua tuổi dậy thì sẽ ngày càng rời xa lý tưởng cơ thể gầy gò của phụ nữ, trong khi các bé trai lại tiến gần đến lý tưởng cơ bắp hình chữ V của nam giới (McCabe và cộng sự, 2002). Cụ thể, các bé gái có thể hiểu những thay đổi ở tuổi dậy thì là ―béo lên‖ hoặc ―mất kiểm sốt‖ hơn là việc trở thành một người phụ nữ (dẫn theo Holmqvist Gattario, 2013).

Cùng với những thay đổi về thể chất là những thay đổi về tâm lý - xã hội cũng như sự phát triển về nhận thức. Lứa tuổi THCS ln tìm hiểu và đánh giá các sự kiện, tình huống theo quan điểm của riêng mình, trẻ phát triển khả năng tư duy trìu tượng, khơng chỉ suy nghĩ hướng tới hiện tại mà cách suy nghĩ của trẻ trở nên phức tạp hơn, có thể liên quan đến các sự kiện trong quá khứ và tương lai cũng như các tình huống giả định hoặc các khái niệm trừu tượng, có khả năng suy nghĩ về các quan điểm của người khác. Mặc dù nhìn chung, lịng tự trọng của trẻ tăng dần, nhưng những lo lắng về hình ảnh cơ thể lại phổ biến ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên (hoặc ở tuổi dậy thì) đối với cả trẻ em gái và trẻ em trai (Graber, Petersen, & Brooks-Gunn, 1996). Những tiến bộ nhanh chóng về trí tuệ và khả năng nhìn vào nội tâm làm xuất hiện ―chủ nghĩa tập trung‖ ở giai đoạn phát triển này (Schwartz, Maynard, & Uzelac, 2008). Các cá nhân sẽ hướng sự chú ý đến thể chất của bản thân, khuyến khích việc xem xét cơ thể và ngoại hình của một người. Sự quan tâm quá mức về hình ảnh cơ thể, khơng hài lòng về một đặc điểm nào đó của bản thân, bất bình trước các hiện tượng xã hội, căng thẳng trong học tập… có thể là những stress tiêu cực cho trẻ, làm nảy sinh lo âu, trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát. Bên cạnh đó, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do đó, các em dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng, điều này khiến các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động hơn. Hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Những kích thích bên ngồi dễ làm các em bị ức chế hoặc bị kích động mạnh.

Lứa tuổi THCS cũng là giai đoạn trẻ cố gắng tách rời cha mẹ, người lớn về mặt tâm lý để khẳng định bản thân, vươn tới tự lập, muốn hành động như người lớn. Các

38

em có xu hướng tách ra xa khỏi cha mẹ và dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè cùng trang lứa. Trẻ cố gắng tự thử nghiệm những gì đã được học trước đó để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Trong giai đoạn này trẻ cần sự hỗ trợ của người lớn, đặc biệt là bố mẹ, thầy cô. Cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn, bạn bè cùng trang lứa đều có ảnh hưởng tới các bạn học sinh ở lứa tuổi này. Được các bạn đồng trang lứa chấp nhận là một trong những mối quan tâm nhất trong thời kỳ này. Thời kỳ này, trẻ cũng thường có sự tơn sùng hoặc xây dựng cho bản thân những mẫu thần tượng như diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, cầu thủ đá bóng…

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã điểm qua các nghiên cứu ở trong và ngồi nước về hình ảnh cơ thể, các vấn đề hướng nội và các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội.

Các nghiên cứu về hình ảnh cơ thể ngày càng phát triển và gia tăng về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn. Các nghiên cứu ban đầu mới chỉ tập trung vào nhóm phụ nữ hoặc trẻ em gái có mắc các rối loạn ăn uống ở phương Tây thì những nghiên cứu sau này đã mở rộng và phát triển trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, cả ở nhóm trẻ nam và nam giới trong các nền văn hóa khác nhau. Các thang đo được thiết kế để đo lường các khía cạnh của hình ảnh cơ thể cũng ngày càng đa dạng và trọn vẹn hơn. Các nghiên cứu đã khai thác được nhiều yếu tố liên quan/có ảnh hưởng đến HACT như tuổi, giới tính, chỉ số khối BMI, khả năng điều chỉnh cảm xúc, hỗ trợ xã hội nhận được.

Các nghiên cứu về các vấn đề hướng nội tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lo âu, trầm cảm, stress. Nghiên cứu cũng tìm hiểu thực trạng các vấn đề này trên nhóm trẻ em và vị thành niên. Nhiều yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ đã được tìm ra như giới tính, đặc điểm cá nhân, tuổi tác, hỗ trợ xã hội, điều chỉnh cảm xúc.

Tương quan giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội được chỉ ra là tương quan nghịch trong nhiều nghiên cứu nhưng mối quan hệ nhân quả giữa hai biến này còn là mối quan hệ khá phức tạp, chưa được thống nhất. Hỗ trợ xã hội và điều chỉnh cảm xúc là hai nhân tố được xem xét để tìm hiểu về yếu tố trung gian/điều hịa cho mối quan hệ này.

39

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực hình ảnh cơ thể vẫn cịn hạn chế: số lượng nghiên cứu chưa nhiều, khách thể nghiên cứu không phải thuộc lứa tuổi học sinh THCS, hiếm có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực hình ảnh cơ thể tại Việt Nam sẽ mang lại những kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

40

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)