So sánh ĐTB các khó khăn trong ĐCCX theo giới tính

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 83)

Giới tính N M SD p (sig)

Tồn thang đo khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc Nam 190 1.32 0.63 p<0.01 Nữ 249 1.50 0.67 Không chấp nhận các phản hồi cảm xúc Nam 190 1.06 0.92 p>0.05 Nữ 249 1.20 0.99

Khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu

Nam 190 1.47 1.04 p<0.01

Nữ 249 1.76 1.13

Khó khăn khi kiểm soát xung động

Nam 190 1.21 1.22 p>0.05

Nữ 249 1.36 1.29

Thiếu nhận thức về cảm xúc Nam 190 2.06 1.02 p<0.05

Nữ 249 1.85 0.99

Việc tiếp cận một cách giới hạn các chiến lược điều chỉnh cảm xúc

Nam 190 1.05 0.95 p<0.01

Nữ 249 1.34 1.03

Thiếu sự rõ ràng về cảm xúc Nam 190 1.10 0.89 p<0.01

Nữ 249 1.46 1.02

Nhìn vào bảng trên, số liệu cho thấy có sự khác nhau giữa điểm trung bình các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc của nhóm học sinh nam và nhóm học sinh nữ. Điểm trung bình chung của nhóm nữ cao hơn nhóm nam (1.50 so với 1.32, p<0.01),

77

chứng tỏ nhóm nữ có nhiều khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc hơn nhóm nam. Cụ thể hơn, nhóm nữ có điểm trung bình cao hơn một cách có ý nghĩa ở các tiểu thang sau: Khó khăn khi thực hiện hành vi hướng tới mục tiêu (1.76 so với 1.47, p<0.01); Tiếp cận giới hạn các chiến lược điều chỉnh (1.34 so với 1.05; p<0.01); và Thiếu sự rõ ràng về cảm xúc (1.46 so với 1.10; p<0.01). Hay nói cách khác, khả năng tập trung hoặc thực hiện nhiệm vụ của học sinh nữ khi đang gặp buồn bực là kém hơn học sinh nam; học sinh nữ cũng có ít các chiến lược điều chỉnh cảm xúc hiệu quả hơn; và nhóm này cũng thường thiếu sự rõ ràng về cảm xúc của mình hơn nhóm nam giới. Tuy nhiên, xét về tiểu thang thiếu nhận thức cảm xúc thì nhóm nam lại có điểm trung bình cao hơn nhóm nữ (2.06 so với 1.85; p<0.05), hay có thể hiểu rằng nhóm giới tính nam gặp nhiều khó khăn trong việc quan tâm và chấp nhận cảm xúc của mình hơn nhóm nữ. Tác giả Neumann và đồng nghiệp (2010) phát hiện ra rằng vị thành niên nữ, so với các bạn nam, có nhiều khả năng không chấp nhận các phản hồi cảm xúc hơn, khó khăn hơn trong việc tiếp cận các chiến lược điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, thiếu sự rõ ràng về cảm xúc và có các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến hành vi hướng tới mục tiêu khi có ảnh hưởng tiêu cực. Vì các sự khác biệt cịn chưa được làm rõ, các nghiên cứu trong tương lai nên tiếp tục khám phá sự khác biệt về giới trong việc điều chỉnh cảm xúc và kiểm tra một cách nghiêm túc xem liệu những khác biệt này có được phản ánh chính xác trong các thước đo thường được sử dụng để điều chỉnh cảm xúc và các cấu trúc liên quan hay không (Anderson & các cs., 2016).

3.3.3.2. Mối liên hệ giữa các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc với các VĐHN và hình ảnh cơ thể và hình ảnh cơ thể

Tƣơng quan giữa hình ảnh cơ thể và khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc

Khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc có tương quan thuận với sự rối loạn hình ảnh cơ thể (body image disturbance), tức là càng có khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc thì càng có nhiều vấn đề về rối loạn hình ảnh cơ thể. (Mohammad Reza khodabakhsh và các đồng nghiệp, 2015). Khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc dự đốn những mối bận tâm về hình ảnh cơ thể, hay nói cách khác là dự báo sự khơng hài lịng về cơ thể (Kia K. Asberg & Audra Wagaman, 2010). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy kết quả tương tự khi đưa ra mối tương quan nghịch giữa các khó

78

khăn trong điều chỉnh cảm xúc và hình ảnh cơ thể (r = -0.310; p < 0.01). Khách thể càng có nhiều khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc thì càng có cảm nhận tiêu cực về hình ảnh cơ thể, ngược lại, khách thể càng có ít khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc thì càng có cảm nhận về hình ảnh cơ thể tích cực. Chi tiết của từng biến số của khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc với từng biến số của hình ảnh cơ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.9. Tƣơng quan giữa hình ảnh cơ thể và các khó khăn trong ĐCCX

Biến HACT tổng thể Cảm nhận ngoại hình Cảm nhận cân nặng Cảm nhận đánh giá tích cực

Tổng điểm khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc

-0.310** -0.332** -0.296**

Không chấp nhận các phản hồi cảm xúc

-0.221** -0.277** -0.188**

Khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu

-0.182** -0.229** -0.196**

Khó khăn kiểm sốt xung động -0.246** -0.270** -0.230**

Thiếu Nhận thức về Cảm xúc -0.175**

Giới hạn về các chiến lược điều chỉnh cảm xúc

-0.233** -0.279** -0.199**

Thiếu sự rõ ràng về cảm xúc -0.202** -0.193** -0.225**

79

Tƣơng quan giữa các vấn đề hƣớng nội và khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc Bảng 3.10. Tƣơng quan giữa các VĐHN và các khó khăn trong ĐCCX

DASS tổng thể DASS - Stress DASS - Lo âu DASS - Trầm cảm

Tổng điểm khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc

0.598** 0.522** 0.515** 0.496**

Không chấp nhận các phản hồi cảm xúc

0.450** 0.396** 0.381** 0.374**

Khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu

0.464** 0.445** 0.370** 0.369**

Khó khăn kiểm sốt xung động 0.484** 0.443** 0.409** 0.387** Thiếu Nhận thức về Cảm xúc -0.195** -0.254** -0.141** -0.099* Giới hạn về các chiến lược

điều chỉnh cảm xúc

0.486** 0.376** 0.446** 0.426**

Thiếu sự rõ ràng về cảm xúc 0.523** 0.512** 0.437** 0.382**

Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01

Kết quả thể hiện trong bảng 3.5.2.b2 cho thấy có mối tương quan thuận giữa các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc và các vấn đề hướng nội (r = 0.598; p < 0.01). Tương quan thuận này có ý nghĩa ở cả 5 tiểu thang của thang đo khó khăn trong ĐCCX, ngoại trừ một tiểu thang về thiếu nhận thức cảm xúc có tương quan nghịch với các vấn đề hướng nội. Có thể nói, nhìn chung khách thể càng có nhiều khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc thì càng có các vấn đề hướng nội, ngược lại, khách thể càng có ít khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc thì càng có ít các vấn đề hướng nội. Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của tác giả Allen và Sheeber (2008). Cụ thể, học

80

sinh càng không chấp nhận những cảm xúc của mình; có khó khăn khi tập trung và hoàn thành nhiệm vụ trong khi trải qua những cảm xúc tiêu cực; khó khăn trong việc kiểm sốt hành vi khi buồn bực; thiếu các chiến lược điều chỉnh cảm xúc, khơng biết làm gì khi mình có những cảm xúc buồn bực; không rõ ràng về các cảm xúc mình đang trải qua, khơng biết mình đang cảm thấy như thế nào thì càng có nhiều hơn các vấn đề hướng nội. Cuối cùng, ngược với các tiểu thang cịn lại, học sinh càng có xu hướng quan tâm nhiều đến cảm xúc của mình càng dễ có nhiều các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm hơn. Hay nói cách khác học sinh càng chú ý tập trung và càng quan tâm nhiều đến cảm xúc của mình thì càng có các vấn đề hướng nội hơn

Cách đương đầu có cấu trúc với các hành vi tức giận có mối tương quan nghịch với các triệu chứng hướng nội (đương đầu tốt thì triệu chứng giảm) (Zeman, Shipman, & Suveg, 2002). Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng nhận thấy những học sinh sử dụng các chiến lược đa dạng và hiệu quả trong điều chỉnh cảm xúc là những học sinh thường không gặp phải các vấn đề hướng nội, cho dù họ nhận những lời nhận xét về ngoại hình khơng đẹp (nhưng vẫn có hình ảnh cơ thể tích cực) hoặc thậm chí cả những học sinh cảm thấy ngoại hình khơng đẹp. Một số chiến lược điều chỉnh cảm xúc mà các bạn hay sử dụng để bảo vệ mình là chuyển hướng sự tập trung của mình sang việc khác “Em thường chơi điện thoại, chơi game, đi chơi cho thoải mái” (TC27,

TH&THCS Thái Thọ). “Em hay đi vận động một chút, rồi tắm rửa cho cảm thấy vui

lên và sau đó làm thêm mấy bài toán để giảm stress”. hoặc sử dụng lối suy nghĩ tích

cực ―em nghĩ các bạn chỉ trêu đùa vui vẻ thôi, cũng không để ý nhiều” (TC48, TH&THCS Thái Thọ); hoặc phớt lờ, khơng quan tâm: ―Bạn bè hay nói là em lùn. Em

cũng không quan tâm lắm về những câu nói đấy‖ (MC21, THCS Đơng Mỹ). “em sẽ bỏ qua tai và tìm niềm vui khác cho mình” (MT21, TH&THCS Đông Mỹ); hoặc có

những bạn phản ứng lại ―Đơi khi em cãi nhau với các bạn, em trêu lại các bạn, nói về

ngoại hình của các bạn‖ (TB36, TH&THCS Thái Thọ); hoặc ―Em sẽ kiềm chế cảm xúc lại, ý là thư giãn, nghỉ ngơi, ăn và ngủ‖ (HT49, TH&THCS Thụy Hải). Ngược lại,

việc sử dụng các chiến lược điều chỉnh cảm xúc sai lầm theo thói quen như suy nghĩ nghiền ngẫm (rumination) và tránh né (avoidance) có thể kéo dài và ngày càng gia tăng các trải nghiệm cảm xúc tiêu cực (Schäfer và các cs., 2017). Suy nghĩ nghiền ngẫm liên quan đến việc lặp đi lặp lại, tập trung sự chú ý của một người vào các trải

81

nghiệm cảm xúc, nguyên nhân và hậu quả của chúng. Điều này có liên hệ chặt chẽ với các rối loạn hướng nội (lo âu, trầm cảm) (Nolen-Hoeksema và các cs., 2007, 2008). Điều này có thể giải thích cho việc các cá nhân tập trung quá mức vào cảm xúc của mình sẽ có thể có nhiều vấn đề hướng nội hơn. Suy nghĩ nghiền ngẫm làm trung gian cho mối quan hệ theo chiều dọc giữa các yếu tố gây căng thẳng và các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Chúng có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc khởi phát các triệu chứng tâm lý sau các tác nhân gây căng thẳng. Suy nghĩ nghiền ngẫm có thể xảy ra như một phản ứng tự động khi gặp phải những cảm xúc tiêu cực, mà cá nhân khó kiểm sốt và chấm dứt được những sự chú ý hay suy nghĩ quá mức này ngay cả khi họ không mong muốn (dẫn theo Joormann & Stanton, 2016). Mặt khác, suy nghĩ nghiền ngẫm gây hạn chế các chiến lược/hành động thích ứng có thể làm giảm sự tập trung vào tâm trạng hiện tại của cá nhân (Jennifer & các cs., 2014).

Như vậy, khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt giúp ích nhiều cho trẻ trong việc bảo vệ hình ảnh cơ thể và tránh cho trẻ mắc phải các vấn đề/rối loạn hướng nội khỏi những tình huống gây căng thẳng liên quan đến cơ thể, ngoại hình.

3.4. Dự báo vấn đề hƣớng nội từ một số biến số

Bảng 3.11. Mơ hình hồi quy các vấn đề hƣớng nội và một số biến số

Các biến số độc lập Hệ số Beta chuẩn T p R R2

Hằng số (Constant) 0.566 0.634 0.401

HACT -0.101 -3.998 p<0.01

HTXH -0.065 -2.866 p<0.01

ĐCCX 0.359 13.993 p<0.01

82

Mơ hình: Biến phụ thuộc là điểm số các vấn đề hướng nội DASS

Nhìn vào bảng trên, ta thấy các biến số ảnh hưởng đến các vấn đề hướng nội của học sinh, đó là (i) hình ảnh cơ thể (ii) các hỗ trợ xã hội mà trẻ nhận được và (iii) khả năng điều chỉnh cảm xúc.

Phương trình dự báo các vấn đề hướng nội của các học sinh là:

DASS = 0.566 - 0,101 * Điểm hình ảnh cơ thể - 0,065 * Điểm sự hỗ trợ xã hội + 0.359 * Điểm khó khăn điều chỉnh cảm xúc.

Cả 3 yếu tố nhìn chung có thể dự báo được cho 40% sự thay đổi của biến tổng điểm DASS. Kết quả này gợi ý rằng rằng việc phòng ngừa vấn đề hướng nội cần chú trọng cả việc giúp học sinh phát triển hình ảnh cơ thể tích cực, tăng cường kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và các hỗ trợ xã hội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nghiên cứu thực tiễn về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội ở học sinh THCS đưa ra được những kết quả như sau:

• Đa số học sinh có cảm nhận về hình ảnh cơ thể ở mức điểm trung bình (M=2.12), tức là ở ngưỡng giữa của dải từ hình ảnh cơ thể tiêu cực đến hình ảnh cơ thể tích cực. Có sự khác biệt về giới tính khi so sánh cảm nhận về hình ảnh cơ thể, cụ thể là nhóm nữ có mức độ hài lịng về cơ thể thấp hơn nhóm nữ ở hai khía cạnh (cảm nhận ngoại hình và hài lịng về cân nặng). Bên cạnh đó, kết quả phân tích số liệu cũng chỉ ra điểm hình ảnh cơ thể của nhóm học sinh sống ở khu vực nông thôn cao hơn điểm HACT của nhóm thành thị. Có sự khác nhau giữa cảm nhận HACT giữa các nhóm cân nặng, và các nhóm chỉ số khối cơ thể (BMI).

• Một nhóm các học sinh có những triệu chứng hướng nội, trong đó các triệu chứng lo âu xuất hiện nhiều nhất. Nhóm học sinh nữ có các biểu hiện về VĐHN nhiều hơn nhóm học sinh nam. Học sinh càng đánh giá ngoại hình và cân nặng quan trọng càng dễ có các vấn đề hướng nội. Khơng tìm thấy tương quan giữa chỉ số khối BMI với các vấn đề hướng nội nói chung, ngoại trừ stress có tương quan yếu.

• Trong các hỗ trợ xã hội mà trẻ tự đánh giá, mức độ hỗ trợ từ nguồn lực gia đình là nhiều nhất, sau đó đến nguồn hỗ trợ đặc biệt, và nguồn hỗ trợ từ bạn bè. Có

83

một bộ phận học sinh tham gia khảo sát gặp các vấn đề khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. Sự khó khăn điều chỉnh cảm xúc chung được thể hiện ở nhóm học sinh nữ nhiều hơn nam, cụ thể ở các khía cạnh về khó khăn khi thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu, tiếp cận một cách giới hạn các chiến lược điều chỉnh cảm xúc và thiếu sự rõ ràng về cảm xúc. Ngược lại, nhóm nam lại hiếu nhận thức về cảm xúc hơn nhóm nữ.

• Điểm số về hình ảnh cơ thể có mối tương quan nghịch với điểm số các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học cơ sở, nghĩa là học sinh càng có hình ảnh cơ thể tích cực thì nguy cơ có các vấn đề hướng nội càng thấp. Hỗ trợ xã hội và điều chỉnh cảm xúc, cùng với hình ảnh cơ thể dự báo được cho biến phụ thuộc vấn đề hướng nội.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của trẻ trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình chúng tơi đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Nghiên cứu lý luận

Các nghiên cứu ở nước ngồi về hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội rất được quan tâm, các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều cơ sở lý thuyết về những đề tài trên. Tuy nhiên những nghiên cứu về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội ở Việt Nam chưa có nhiều.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi cho rằng ―Hình ảnh cơ thể là một khái niệm để đo lường nhận thức và cảm xúc của cá nhân đối với cơ thể của họ‖. Các vấn đề hướng nội là các vấn đề cảm xúc và ở đây đề cập tới các vấn đề stress/căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

1.2 Nghiên cứu thực tiễn

Luận văn nghiên cứu trên tổng 470 khách thể là học sinh đang học tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Bình thơng qua thang đánh giá hình ảnh cơ thể, thang đánh giá mức độ các vấn đề hướng nội, thang đo hỗ trợ xã hội và các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc – bản rút gọn. Kết quả thu được như sau:

Đa số học sinh có cảm nhận về hình ảnh cơ thể ở mức trung bình, nam giới cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực hơn nữ giới. Hình ảnh cơ thể có tương quan và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: cảm nhận ý nghĩa ngoại hình, cân nặng, khu vực sinh sống, chỉ số BMI, các hỗ trợ nhận được từ các nguồn xã hội và các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. Học sinh càng nhận nhiều hỗ trợ xã hội càng cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực. Học sinh càng có ít các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc cũng có mức độ hài lịng với hình ảnh cơ thể cao hơn.

Trong ba vấn đề stress, lo âu, trầm cảm thì lo âu là vấn đề học sinh gặp phải nhiều nhất. Tỷ lệ học sinh nữ có các vấn đề hướng nội cao hơn học sinh nam. Các yếu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)