Giới tính M SD p (sig)
56 Nữ 2.03 0.71 Cảm nhận ngoại hình Nam 2.47 0.72 p<0.01 Nữ 2.24 0.77 Cảm nhận cân nặng Nam 2.32 0.92 p<0.01 Nữ 2.05 1.00 Cảm nhận sự đánh giá tích cực từ người khác Nam 1.59 0.81 p>0.05 Nữ 1.58 0.82
Xét về yếu tố giới tính, điểm trung bình về cảm nhận hình ảnh cơ thể tổng thể của nhóm nữ giới thấp hơn so với điểm trung bình của nhóm nam giới (2.03 so với 2.22). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.01. Cụ thể trong ba khía cạnh của bảng câu hỏi BESAA, trẻ em gái có điểm số trung bình thấp hơn trẻ em trai ở hai khía cạnh: về cảm nhận ngoại hình (2.24 so với 2.22; p<0.01) và cân nặng (2.24 so với
2.47; p<0.01); nhưng không có sự khác biệt ở tiểu thang cảm nhận sự đánh giá tích cực từ người khác đến ngoại hình và cơ thể của mình (p>0.05). Điều này có nghĩa là xét về hai khía cạnh của hình ảnh cơ thể (ngoại hình và cân nặng), học sinh nam có sự hài lịng cao hơn, cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực hơn so với nhóm học sinh nữ. Khi tác giả Mendelson phát triển thang đo và đưa ra các chỉ số của thang đo này trên nhóm mẫu cũng đưa ra khuyến cáo cho những so sánh tương tự, bởi khi ông làm kiểm định lại thang đo thì sự khác biệt giới tính ở tiểu thang cảm nhận đánh giá tích cực ―là quá nhỏ để xem xét‖ (Mendelson, Mendelson & White, 2001). Sự khác biệt về hình ảnh cơ thể theo giới tính cũng đã được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu trước đó của các tác giả khác nhau (Kostanski, 2004; Khor, 2009; Akbarbegloo, 2010; Jónsdóttir, Arnarson & Smári, 2008).
57
3.1.2.2. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo khu vực sống
Chúng tơi tiến hành so sánh điểm trung bình cảm nhận về hình ảnh cơ thể của học sinh ở thành thị và nông thôn. Kết quả như sau: