Khu vực N M SD p (sig) HACT tổng thể Thành thị 222 1.98 0.67 p<0.01 Nông thôn 247 2.24 0.71 Cảm nhận ngoại hình Thành thị 222 2.26 0.78 p<0.05 Nông thôn 247 2.41 0.73 Cảm nhận cân nặng Thành thị 222 1.98 0.97 p<0.01 Nông thôn 247 2.34 0.97 Cảm nhận sự đánh giá tích cực Thành thị 222 1.45 0.84 p<0.01 Nơng thơn 247 1.73 0.78
Nhóm học sinh sống ở nơng thơn có điểm trung bình cảm nhận về hình ảnh cơ thể tổng thể cao hơn nhóm học sinh sống ở thành thị (2.24 so với 1.98; p<0.01). Sự khác biệt này thể hiện cảm nhận hình ảnh cơ thể cao hơn ở cả ba khía cạnh của bảng câu hỏi BESAA của học sinh sống ở khu vực nông thôn so với học sinh sống ở khu vực thành thị; cụ thể: cảm nhận ngoại hình (2.41 so với 2.26; p<0.01), cảm nhận cân nặng (2.34 so với 1.98; p<0.01), và cảm nhận sự đánh giá tích cực của người khác về ngoại hình của mình (1.73 so với 1.45; p<0.01). Hay nói cách khác, những học sinh sống ở nơng thơn có sự hài lịng về hình ảnh cơ thể của mình cao hơn, cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực hơn so với những học sinh sống ở khu vực thành thị.
58
3.1.2.3. Mối liên hệ giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng
Để phân tích tương quan giữa cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh với ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng, chúng tơi sử dụng hệ số tương quan Pearson. Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng
Biến HACT Cảm nhận ngoại hình Cảm nhận cân nặng Cảm nhận đánh giá tích cực Ý nghĩa ngoại hình -0.046 -0.127** -0.085 0.218** Ý nghĩa cân nặng -0.192** -0.216** -0.210** 0.050
(Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01; HACT-Hình ảnh cơ thể, CNNH-Cảm nhận ngoại hình, CNCN-cảm nhận cân nặng, CNĐGTC-Cảm nhận đánh giá tích cực từ người khác)
Nhìn vào kết quả phân tích cho thấy cảm nhận ý nghĩa về ngoại hình có mối tương quan nghịch với tiểu thang đo cảm nhận ngoại hình. (r=-0.127, p<0.01) và có
mối tương quan thuận với tiểu thang cảm nhận sự đánh giá tích cực của người khác (r=0.218, p<0.01). Có thể nói, học sinh càng thấy ý nghĩa ngoại hình là quan trọng thì mức độ hài lịng về ngoại hình càng thấp nhưng lại càng cảm nhận được nhiều hơn những sự đánh giá tích cực từ người khác về cơ thể và ngoại hình của mình. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên cho thấy lứa tuổi này coi trọng và bị ảnh hưởng bởi những gì mà người khác nghĩ hay đánh giá về mình, bên cạnh đó cũng muốn chứng tỏ mình giống với người lớn. Những học sinh càng coi trọng ngoại hình thì càng chăm chút cho ngoại hình nhiều hơn để phù hợp với những quy chuẩn của cái đẹp mà người khác thường nhận xét nên khi người khác đánh giá dựa trên những quy chuẩn này thì chúng sẽ cảm nhận được những đánh giá tích cực nhiều hơn.
Ý nghĩa cân nặng có mối tương quan nghịch với hình ảnh cơ thể tổng thể (r=- 0.192, p< 0.01), cụ thể ở hai tiểu thang cảm nhận ngoại hình (r=-0.216, p<0.01), và tiểu thang cảm nhận cân nặng (r=-0.216, p<0.01). Điều này có nghĩa là, nhìn chung
học sinh càng thấy ý nghĩa cân nặng là quan trọng càng có điểm trung bình về cảm nhận hình ảnh cơ thể tổng thể, cụ thể là cảm nhận hình ảnh cơ thể qua hai khía cạnh
59
(ngoại hình và cân nặng) thấp hơn so với những nhóm học sinh coi cân nặng có ý nghĩa ít quan trọng hơn. Hay nói cách khác, những học sinh càng coi cân nặng có nhiều ý nghĩa với mình càng khó hài lịng hơn về hình ảnh cơ thể, cụ thể là càng khó hài lịng hơn là về ngoại hình và cân nặng của mình. Những học sinh càng ít coi trọng ý nghĩa của cân nặng càng có dễ hài lịng với ngoại hình và cân nặng của mình hơn.
Mối bận tâm về ngoại hình và cân nặng của học sinh được tìm hiểu rõ hơn ở phỏng vấn sâu. Có học sinh chia sẻ "Em cảm thấy khn mặt em trịn, đầy mụn, da hơi
đen. Em hơi béo... Nhìn chung em khơng hài lịng với vẻ ngồi của mình” (MT48, THCS Đơng Mỹ). Một bạn khác nói: ”Em muốn giảm cân xuống vì ngoại hình này của em có chút hơi nặng nề, nó cũng gieo rắc cho mình phiền phức... Thường thì xung quanh em tồn những bạn kiểu thích những bạn nữ xinh đẹp hoặc có những bạn nam có ngoại hình điển trai một chút, cịn với những bạn có ngoại hình khơng được nổi bật thì họ thường gần như không nể mặt” (MC41, THCS Đơng Mỹ). Ngồi việc chú ý
chung về khuôn mặt, hình dáng cơ thể, chiều cao cân nặng, có học sinh cũng rất chú ý tới những đặc điểm của một số bộ phận cụ thể cơ thể mình (lơng mày, tóc, răng…).
“Em muốn thay đổi chút về răng của mình vì răng em nó khơng được đẹp lắm, nó hơi thưa” (TC27, TH&THCS Thái Thọ); “Em thấy hình dáng cơ thể của mình khá đẹp. Tóc của em là đẹp nhất và em hài lòng về điều này” (TS, TH&THCS Thái Thọ).
Những điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, các em thường hướng sự chú ý tới các đặc điểm về mặt thể chất hơn và rất quan tâm những người khác nhìn và đánh giá, sợ bị đánh giá (Holmqvist Gattario, 2013). Việc quá chú ý vào những đặc điểm về ngoại hình có thể gây những ảnh hưởng khơng nhỏ tới học sinh về cảm nhận mức độ hài lòng với cơ thể mình.
3.1.2.4. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo phân loại BMI
Để phân tích sự khác biệt về cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh theo chỉ số khối cơ thể (BMI), chúng tôi sử dụng so sánh ANOVA và thực hiện kiểm định Post- ho. Sự khác biệt cụ thể giữa từng nhóm được thể hiện rõ ràng như sau:
60
Bảng 3.5. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo chỉ số khối cơ thể (BMI)
Test LSD Biến số độc lập Hiệu số ĐTB
(I-J)
SD p (sig)
Biến số phụ thuộc I (BMI) J (BMI)
HACT Bình thường (M=1.90) Thừa cân (M=1.22) 0.68 0.20 p<0.01 Thiếu cân (M=2.31) Thừa cân (M=1.22) 1.09 0.19 p<0.01 Thiếu cân (M=2.31) Bình thường (M=1.90) 0.41 0.06 p<0.01
Kết quả khảo sát chỉ ra có sự khác biệt về cảm nhận hình ảnh cơ thể tổng thể giữa các nhóm có chỉ số khối cơ thể khác nhau. Cụ thể, vị thành niên thừa cân cho thấy điểm số trung bình về hình ảnh cơ thể tổng thể thấp nhất (M=1.22), thấp hơn so với những người có chỉ khối cơ thể bình thường (M=1.90). Sự khác biệt điểm trung bình giữa hai nhóm này là 0.68; p<0.01. ĐTB của nhóm thừa cân cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm học sinh thiếu cân (M=2.13). Sự khác biệt ĐTB giữa hai nhóm này là 1.09; p<0.01). Nhóm học sinh thiếu cân là nhóm có điểm cảm nhận về hình ảnh cơ thể tổng thể cao nhất, sự khác biệt điểm trung bình của nhóm này với nhóm có BMI bình thường là 0.41, p<0.01. Nói tóm lại, học sinh thừa cân có sự hài lịng hình ảnh cơ thể thấp nhất (cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực nhất), ở giữa là nhóm bình thường và nhóm học sinh thiếu cân có sự hài lịng cao nhất (cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực nhất).
Nhiều nghiên cứu đi trước đã chỉ ra ảnh hưởng của chỉ số BMI đến mức độ cảm nhận hài lịng về hình ảnh cơ thể của một người (Grogan, Linda Smolak). Những học sinh thừa cân có khả năng nhận sự trêu chọc, chế giễu liên quan tới ngoại hình của những người xung quanh nhiều hơn, điều này ảnh hưởng tới cảm nhận hài lịng của các em về hình ảnh cơ thể của mình, góp phần tiêu cực vào niềm tin của vị thành niên
61
về ngoại hình của họ (Michael và cộng sự, 2014). Qua phỏng vấn sâu, có em chia sẻ rằng ―Em thấy ngại về cơ thể mình vì hơi hơi béo béo. Bố mẹ em nói rất nhiều về độ
hơi beo béo của em. Có một lần đầu năm học, giáo viên có bảo … béo bình thường chứ khơng béo q thế này lớn lên không ai cưới. Bạn bè thì hay cười vào mặt” (HT49 tuổi, TH&THCS Thụy Hải). Chia sẻ từ một học sinh khác có điểm số HACT cũng ở mức thấp: “Em cảm thấy mình hơi béo… Mọi người hay nói em như vậy. Những người họ hàng có nhận xét về ngoại hình của em những lúc mọi người gặp mặt nhau, những lúc nhà có việc, tập trung đơng như kiểu cuối năm thì hay nói vào lúc đó. Em muốn em có thể thay đổi cân nặng của mình” (MC21, THCS Đơng Mỹ).
Mức độ hài lòng cao hơn ở nhóm học sinh thiếu cân có thể giải thích bằng hình mẫu gầy lý tưởng. Học sinh cũng là lứa tuổi chịu nhiều ảnh hưởng của các hình mẫu xã hội, các thần tượng với những cơ thể rất mảnh mai ở nữ giới và thân hình vạm vỡ cơ bắp ở người nam được truyền thông ca ngợi. Các cô gái ở tuổi vị thành niên thường nghĩ rằng gầy hơn sẽ khiến họ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và đẹp hơn. Khi phỏng vấn sâu, có học sinh nữ cũng chia sẻ về mong muốn gầy đi của mình: ―Mọi người nói
người em đã cân đối rồi nhưng em muốn gầy đi một chút thì cũng đẹp” (TC48, TH&THCS Thái Thọ). Về kết quả này, McArthur và cộng sự. (2005) trong một nghiên
cứu chiều dọc của mình cho thấy gần 40% trên tổng số 1272 vị thành niên (từ 12–19 tuổi) từ sáu thành phố ở Mỹ Latinh có cân nặng bình thường cho biết thích gầy hơn. Nghiên cứu của các tác giả Kostanski (2004); Khor & các cs. (2009) cũng đưa ra kết luận rằng ở tuổi vị thành niên, các trẻ em gái mong muốn gầy hơn kích thước hiện tại, có xu hướng thích một thân hình mảnh mai hơn, các trẻ trai có xu hướng mong muốn có cơ bắp hơn. Việc hướng tới một cơ thể nhiều cơ bắp hơn của nam giới chưa được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi do hạn chế về số lượng mẫu khi phân loại nhóm BMI. Bên cạnh đó, bộ câu hỏi BESAA được phát triển cũng thiếu chú ý đến cơ bắp mà bản chất là tập trung vào cân nặng và ngoại hình nói chung nên có thể chưa khai thác hết được khía cạnh cơ bắp này.
62
3.2. Thực trạng vấn đề hƣớng nội
3.2.1. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh
Thực trạng về mức độ các vấn đề hướng nội của khách thể được khảo sát thông qua tự đánh giá của học sinh về mức độ stress, lo âu, trầm cảm. Kết quả khảo sát chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ các vấn đề hƣớng nội của học sinh
Tiểu thang đo M SD Mức độ
Bình thường (%) Nhẹ (%) Vừa (%) Nặng (%) Rất nặng (%) Stress 11.90 7.46 67.66 15.32 10.21 5.96 0.85 Lo âu 7.82 6.81 57.02 10.00 18.51 7.23 7.23 Trầm cảm 8.77 8.77 62.34 14.26 17.45 3.62 2.34 DASS tổng thể 28.49 18.35
Tổng điểm trung bình của thang DASS-21 trong nghiên cứu này là 28.47 (SD
= 18.35). Ở cả ba khía cạnh của thang đo các vấn đề hướng nội DASS-21, ĐTB stress là 11.90 (SD = 7.46). Tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện stress ở mức bình thường là 67.66%, có 15.32% học sinh có biểu hiện ở mức độ nhẹ, 10.21% học sinh có các biểu hiện stress ở mức độ vừa, 6.81% ở mức độ nặng và rất nặng. ĐTB lo âu là 7.82 (SD = 6.81), tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện lo âu ở mức bình thường là 57.02%, có 10% học sinh có các biểu hiện lo âu ở mức độ nhẹ, 18.51% đáp ứng các biểu hiện lo âu ở mức vừa, 14.46% ở mức độ nặng và rất nặng. ĐTB trầm cảm là 8.77 (SD = 7.22). Tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện trầm cảm ở mức bình thường là 62.3%, có 14.26% học sinh cớ các biểu hiện ở mức độ nhẹ. 17.45% học sinh đáp ứng các tiêu chuẩn trầm cảm ở mức độ vừa, và 5.96 ở mức độ nặng và rất nặng.
63
Ở cả ba khía cạnh của thang đo các vấn đề hướng nội DASS-21, vấn đề mà tỷ lệ học sinh gặp phải nhiều nhất là lo âu, sau đó đến trầm cảm và stress. Những số liệu đã phân tích chỉ ra một số khó khăn đáng kể về các vấn đề hướng nội của khách thể nghiên cứu. Tỷ lệ học sinh THCS có các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm ở nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với một số nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Kim Dung, 2007 (12.3% học sinh có rối loạn lo âu, 8.4% trầm cảm); Ngô Thành Phong, 2014 (13.2% trầm cảm, 13% lo âu); Ngô Anh Vinh và cs, 2021 (trầm cảm là 17,7%, lo âu là 35,4% và stress là 20,3%). Các kết quả có thể chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau do địa lý, địa bàn nghiên cứu khác nhau; thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu là thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài, nên tỷ lệ dân số mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn, đặc biệt ở nhóm trẻ em và vị thành niên. Bên cạnh đó thang đo DASS-21 mà chúng tơi sử dụng trong nghiên cứu này chỉ mang tính sàng lọc, khơng thể mang tính chẩn đốn.
3.2.2. So sánh mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo một số đặc điểm. So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính
Bảng 3.7. So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính
Giới tính N M SD p (sig) DASS tổng thể Nữ 257 0.78 0.46 p<0.01 Nam 201 0.57 0.39 DASS Stress Nữ 257 0.96 0.55 p<0.01 Nam 201 0.73 0.49 DASS Lo âu Nữ 257 0.65 0.53 p<0.01 Nam 201 0.45 0.42
64
DASS Trầm cảm Nữ 257 0.71 0.53 p<0.01
Nam 201 0.53 0.50
Kết quả so sánh điểm trung bình của thang đo DASS giữa các nhóm giới tính trong nhóm khách thể nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt điểm trung bình mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần giữa nhóm học sinh nam và học sinh nữ. Trong đó, điểm trung bình DASS ở nhóm học sinh nữ là 0.78 cao hơn so với điểm trung bình DASS ở nhóm học sinh nam là 0.57 (p<0.01). Xét về ba tiểu thang Stress, Lo âu, Trầm cảm của thang đo DASS, nhóm giới tính nữ đều có mức điểm trung bình cao hơn nhóm giới tính nam. Các nghiên cứu trước đó (Chaplin, Tara, Aldao, Amelia 2013; Salavera, Carlos và các cs., 2019) cũng đã chỉ ra rằng nhìn chung nữ giới ở độ tuổi nào cũng có xu hướng mắc các vấn đề về stress, lo âu, trầm cảm nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với nam giới. Các bé gái thường thể hiện nhiều cảm xúc nội tâm hơn (ví dụ: buồn, sợ hãi, xấu hổ) hơn các bé trai, đặc biệt là trong các tình huống tiêu cực (Chaplin, 2013). Trước các sự kiện trong cuộc sống, nữ giới cũng dễ nhìn ra nhiều rủi ro hơn, từ đó cũng dễ mắc các vấn đề hướng nội hơn nam (WHO, 2000).
Tƣơng quan giữa các vấn đề hƣớng nội với ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng; chỉ số khối cơ thể BMI
Chúng tôi sử dụng kiểm định tương quan Pearson để tìm hiểu về mối quan hệ này. Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 3.8. Tƣơng quan giữa VĐHN theo ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng, và chỉ số BMI
Biến DASS tổng thể Stress Lo âu Trầm cảm
Ý nghĩa ngoại hình 0.145** 0.143** 0.109* 0.116*
Ý nghĩa cân nặng 0.187** 0.146** 0.150** 0.174**
65
Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01
Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa cảm nhận ý nghĩa ngoại hình và các vấn đề hướng nội nói chung (r=0.145, p<0.01); cụ thể nó có ý nghĩa tương quan với cả ba khía cạnh của các vấn đề hướng nội: stress (r=0.143, p<0.01), lo âu (r=0.109, p<0.05), và trầm cảm (r=0.116, p<0.05). Tương tự, cảm nhận ý nghĩa cân nặng cũng có mối tương quan thuận với mức độ các vấn đề hướng nội nói chung (r=0.187, p<0.01); cụ thể với stress (r=0.146, p<0.01), với lo âu (r=0.150, p<0.01); với trầm cảm (r=0.174, p<0.01). Nói cách khác, học sinh càng cảm thấy ngoại hình và/hoặc cân nặng là quan trọng thì càng có nhiều vấn đề về sức khỏe hướng nội (stress, lo âu, trầm cảm) hơn.
Khơng tìm được mối tương quan có ý nghĩa giữa chỉ số khối cơ thể BMI và