CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh
3.1.2.3. Mối liên hệ giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng
Để phân tích tương quan giữa cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh với ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Pearson. Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng
Biến HACT Cảm nhận ngoại hình Cảm nhận cân nặng Cảm nhận đánh giá tích cực Ý nghĩa ngoại hình -0.046 -0.127** -0.085 0.218** Ý nghĩa cân nặng -0.192** -0.216** -0.210** 0.050
(Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01; HACT-Hình ảnh cơ thể, CNNH-Cảm nhận ngoại hình, CNCN-cảm nhận cân nặng, CNĐGTC-Cảm nhận đánh giá tích cực từ người khác)
Nhìn vào kết quả phân tích cho thấy cảm nhận ý nghĩa về ngoại hình có mối tương quan nghịch với tiểu thang đo cảm nhận ngoại hình. (r=-0.127, p<0.01) và có
mối tương quan thuận với tiểu thang cảm nhận sự đánh giá tích cực của người khác (r=0.218, p<0.01). Có thể nói, học sinh càng thấy ý nghĩa ngoại hình là quan trọng thì mức độ hài lịng về ngoại hình càng thấp nhưng lại càng cảm nhận được nhiều hơn những sự đánh giá tích cực từ người khác về cơ thể và ngoại hình của mình. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên cho thấy lứa tuổi này coi trọng và bị ảnh hưởng bởi những gì mà người khác nghĩ hay đánh giá về mình, bên cạnh đó cũng muốn chứng tỏ mình giống với người lớn. Những học sinh càng coi trọng ngoại hình thì càng chăm chút cho ngoại hình nhiều hơn để phù hợp với những quy chuẩn của cái đẹp mà người khác thường nhận xét nên khi người khác đánh giá dựa trên những quy chuẩn này thì chúng sẽ cảm nhận được những đánh giá tích cực nhiều hơn.
Ý nghĩa cân nặng có mối tương quan nghịch với hình ảnh cơ thể tổng thể (r=- 0.192, p< 0.01), cụ thể ở hai tiểu thang cảm nhận ngoại hình (r=-0.216, p<0.01), và tiểu thang cảm nhận cân nặng (r=-0.216, p<0.01). Điều này có nghĩa là, nhìn chung
học sinh càng thấy ý nghĩa cân nặng là quan trọng càng có điểm trung bình về cảm nhận hình ảnh cơ thể tổng thể, cụ thể là cảm nhận hình ảnh cơ thể qua hai khía cạnh
59
(ngoại hình và cân nặng) thấp hơn so với những nhóm học sinh coi cân nặng có ý nghĩa ít quan trọng hơn. Hay nói cách khác, những học sinh càng coi cân nặng có nhiều ý nghĩa với mình càng khó hài lịng hơn về hình ảnh cơ thể, cụ thể là càng khó hài lịng hơn là về ngoại hình và cân nặng của mình. Những học sinh càng ít coi trọng ý nghĩa của cân nặng càng có dễ hài lịng với ngoại hình và cân nặng của mình hơn.
Mối bận tâm về ngoại hình và cân nặng của học sinh được tìm hiểu rõ hơn ở phỏng vấn sâu. Có học sinh chia sẻ "Em cảm thấy khn mặt em trịn, đầy mụn, da hơi
đen. Em hơi béo... Nhìn chung em khơng hài lịng với vẻ ngồi của mình” (MT48, THCS Đơng Mỹ). Một bạn khác nói: ”Em muốn giảm cân xuống vì ngoại hình này của em có chút hơi nặng nề, nó cũng gieo rắc cho mình phiền phức... Thường thì xung quanh em tồn những bạn kiểu thích những bạn nữ xinh đẹp hoặc có những bạn nam có ngoại hình điển trai một chút, cịn với những bạn có ngoại hình khơng được nổi bật thì họ thường gần như không nể mặt” (MC41, THCS Đông Mỹ). Ngoài việc chú ý
chung về khn mặt, hình dáng cơ thể, chiều cao cân nặng, có học sinh cũng rất chú ý tới những đặc điểm của một số bộ phận cụ thể cơ thể mình (lơng mày, tóc, răng…).
“Em muốn thay đổi chút về răng của mình vì răng em nó khơng được đẹp lắm, nó hơi thưa” (TC27, TH&THCS Thái Thọ); “Em thấy hình dáng cơ thể của mình khá đẹp. Tóc của em là đẹp nhất và em hài lòng về điều này” (TS, TH&THCS Thái Thọ).
Những điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, các em thường hướng sự chú ý tới các đặc điểm về mặt thể chất hơn và rất quan tâm những người khác nhìn và đánh giá, sợ bị đánh giá (Holmqvist Gattario, 2013). Việc quá chú ý vào những đặc điểm về ngoại hình có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh về cảm nhận mức độ hài lịng với cơ thể mình.