Các nghiên cứu vai trò của hỗ trợ xã hội và khả năng điều chỉnh cảm

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 39)

Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.3.2. Các nghiên cứu vai trò của hỗ trợ xã hội và khả năng điều chỉnh cảm

đối với mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hƣớng nội

Tác giả Bearman và Stice (2008) tìm hiểu về vai trị của hình ảnh cơ thể với trầm cảm ở vị thành niên từ 12 đến 16 tuổi trên mẫu 247 trẻ em gái và 181 trẻ trai trong hai năm đã nhấn mạnh sự khơng hài lịng về cơ thể là một yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở trẻ em gái vị thành niên, và sự hỗ trợ của gia đình có là vai trị trung gian quan trọng của trong việc giải quyết mối quan hệ này. Phát hiện này đồng nhất với nghiên cứu của các tác giả Delfabbro, Winefield, Anderson, Hammarström, Winefield (2011). Sau khi tiến hành nghiên cứu về hình ảnh cơ thể và sức khỏe tâm lý ở vị thành niên trên 1281 khách thể từ 13 đến 17 tuổi, nghiên cứu đã đưa ra nhận định mơi trường gia đình có vai trị rất quan trọng, những cơ gái có hình ảnh cơ thể kém và gia đình kém gắn kết có khả năng có sức khỏe tâm lý thấp nhất. Những cô gái vị thành niên cho rằng bản thân không hấp dẫn về thể chất, khơng hài lịng với cơ thể của mình và khơng có bạn bè thân hoặc có ít sự hỗ trợ của xã hội hoặc gia đình có khả năng bị đau khổ tâm lý hơn. Morken, Ida Sund và các cs. (2018) tiến hành điều tra 547 trẻ em từ 12-13 tuổi nhằm điều tra vai trị của sự khơng hài lịng về cơ thể đối với sự khác biệt về giới trong các triệu chứng trầm cảm, cũng như tác động của sự hỗ trợ xã hội từ bạn bè và cha mẹ. Nghiên cứu đã chỉ ra sự hỗ trợ của bạn bè đồng trang lứa điều chỉnh mối liên hệ tích cực giữa sự khơng hài lòng về cơ thể và các triệu chứng trầm cảm.

Một yếu tố được biết là có tầm quan trọng đối với sức khỏe tâm thần nhưng lại ít được chú ý liên quan đến hình ảnh cơ thể là điều chỉnh cảm xúc. Cụ thể, người ta cho rằng vị thành niên có khả năng điều chỉnh cảm xúc hiệu quả sẽ ít gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến các vấn đề về hình ảnh cơ thể. Hughes, Gullone (2011) khi nghiên cứu trên mẫu gồm 533 trẻ em trai và gái (11–20 tuổi) đã đưa ra nhận định điều chỉnh cảm xúc điều chỉnh mối quan hệ giữa các mối quan tâm về hình

32

ảnh cơ thể và các triệu chứng trầm cảm, nhưng không phải là yếu tố điều hòa mối quan hệ giữa mối quan tâm về hình ảnh cơ thể và các triệu chứng lo âu. Vị thành niên thường xuyên trải qua những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực về ngoại hình của họ ít có khả năng mắc triệu chứng trầm cảm hơn nếu họ có xu hướng sử dụng các chiến lược chấp nhận để điều chỉnh cảm xúc tiêu cực liên quan đến hình ảnh cơ thể, hoặc nếu họ có xu hướng sử dụng các chiến lược điều chỉnh cảm xúc chức năng nội bộ (đánh giá lại tổng quát một cách tích cực, sửa đổi các mục tiêu, lập kế hoạch, đưa ra quan điểm tích cực và tập trung vào các hoạt động thú vị).

Trong phạm vi tìm hiểu của đề tài này, chúng tơi khơng tìm được nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội nói chung cũng như ở học sinh THCS nói riêng. Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này mới chỉ hướng tới việc đánh giá tác động của các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan tới cân nặng.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)