Chỉ số khối cơ thể (BMI) của học sinh

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 57 - 59)

BMI Thiếu cân Bình thường Thừa cân

Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Nam 99 52.38 86 45.50 4 2.12 Nữ 145 58.00 97 38.80 8 3.20 Tổng 249 55.70 186 41.61 12 2.68

Số liệu thu được trên lượng khách thể trả lời cho thấy có 249 học sinh có tình trạng BMI ở dưới mức tiêu chuẩn (hay còn gọi là thiếu cân) chiếm 55.70%; 186 học sinh có tình trạng BMI trong mức tiêu chuẩn, (hay cịn gọi là bình thường) chiếm 41.61%; và 12 học sinh, chiếm 2.68% có BMI lớn hơn mức tiêu chuẩn (hay còn gọi là thừa cân).

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn tổ chức nghiên cứu theo ba giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu; (2) Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng về mối liên hệ của hình ảnh cơ thể của nữ sinh và các vấn đề hướng nội ở học sinh; (3) Phân tích số liệu và viết báo cáo, bàn luận, khuyến nghị.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng đồng bộ các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thang đo, phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp thống kê tốn học. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ở từng phương pháp, khóa luận xác định rõ nội dung cũng như cách tiến hành. Những dữ liệu thu thập từ các phương pháp này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và khoa học kết quả nghiên cứu thực tiễn.

51

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh 3.1. Thực trạng cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh 3.1.1. Cảm nhận chung của học sinh về hình ảnh cơ thể

Đánh giá chung của học sinh về ý nghĩa của ngoại hình và ý nghĩa cân nặng được thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Cảm nhận của học sinh về ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng

Tỷ lệ học sinh thấy ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng ở các mức độ quan trọng và rất quan trọng là hơn 63%, hay nói cách khác gần hai phần ba số học sinh cho rằng ngoại hình và cân nặng là một vấn đề quan trọng, trong đó có hơn một phần năm số học sinh cảm thấy ngoại hình và cân nặng rất có ý nghĩa với mình.

Qua phỏng vấn sâu, 11/14 các bạn cũng coi ngoại hình có phần ý nghĩa quan trọng với mình. Các em học sinh nói rằng: “Với em, ngoại hình cũng có quan trọng...

Một số bạn của em cũng coi trọng ngoại hình, kiểu hay làm đầu tóc, make up, ăn mặc…” (MC3, THCS Đơng Mỹ). Có bạn chia sẻ ―Em thấy ngoại hình khá quan

trọng” (MC41, THCS Đông Mỹ). Một học sinh khác lại chia sẻ ―Ngoại hình quan

trọng. Các bạn của em cũng khá coi trọng ngoại hình, hay hỏi xem mình như thế này đã đẹp hay chưa; phong cách như này có hợp với mình khơng” (TC48, TH&THCS

52

Thái Thọ). hay một chia sẻ khác chi tiết hơn về cảm nhận của học sinh về cách mà mọi người xung quanh nhìn nhận về ngoại hình “Em thấy ngoại hình có quan trọng. Các bạn cũng có coi trọng ngoại hình.... Bố mẹ em cũng coi trọng ngoại hình, có chăm chút, mẹ em làm tóc rồi xăm mơi các thứ. Thầy cơ cũng chăm chút ngoại hình khi đi ra ngoài. Những người khác khi đi ra đường cũng phải đẹp đẽ và chỉnh tề.”

(TC27 - TH&THCS Thái Thọ).

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)