Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1. Nghiên cứu về thực trạng của các vấn đề hƣớng nội
Một số lượng đáng kể trẻ em và vị thành niên có khả năng trải qua các biểu hiện lâm sàng của hỗn hợp các triệu chứng lo âu và trầm cảm (Compas, 2000). Năm 2000, trong Báo cáo quốc tế về nghiên cứu xuyên quốc gia Hành vi sức khỏe ở trẻ em
trong độ tuổi đi học của WHO (HBSC) đã đưa ra một số con số về tình trạng sức khỏe
tâm thần ở trẻ em và vị thành niên. Tỷ lệ tổng thể học sinh cảm thấy buồn chán hàng tuần là tương đối cao, trung bình trên 25%, trong đó tỷ lệ học sinh ở các quốc gia đều là trên 10%, chỉ trừ Australia. Tỷ lệ cảm giác cô đơn là phổ biến, vượt quá 10% ở 24/28 quốc gia được khảo sát. Các tỷ lệ này ở trẻ em gái cao hơn trẻ em trai ở mọi lứa tuổi và tăng lên theo độ tuổi; còn tỷ lệ này ở trẻ em trai vẫn ổn định ở mức khoảng 20% [105]. Những thay đổi nhanh chóng về thể chất và tâm lý ở vị thành niên đi kèm với việc gia tăng sự nhạy cảm và chú ý hơn đến các biểu hiện triệu chứng về cơ thể. 56% trẻ em trai và 74% trẻ em gái trong độ tuổi từ 12 đến 17 cho biết đã từng bị đau đầu trong tháng trước đó. Đau đầu thường xuyên được xác định là biểu hiện của bệnh trầm cảm ở vị thành niên, và các triệu chứng thể chất nổi bật có liên quan đến đau khổ, lo lắng và môi trường tâm lý xã hội không ổn định (dẫn theo báo cáo của WHO, 2000).
Trong một đánh giá tổng hợp năm 2017, tác giả Nicholas C. Jacobson cùng đồng nghiệp Michelle G. Newman đã xem xét mối quan hệ giữa lo âu và trầm cảm ở cả mức độ triệu chứng và mức độ các rối loạn. Các chẩn đốn về lo âu và trầm cảm khơng chỉ có xu hướng xảy ra đồng thời, mà các triệu chứng của chúng còn có mối tương quan rất cao. Tất cả các loại lo âu (lo âu lan tỏa, ám sợ…) dự đoán các triệu chứng trầm cảm về sau này, và tất cả các triệu chứng trầm cảm đều dự đoán các triệu chứng lo âu. Rối loạn trầm cảm có thể là tiền đề của chứng ám sợ xã hội và ám sợ đặc
21
hiệu, trong khi các rối loạn lo âu và trầm cảm có mối quan hệ dự đốn nguy cơ hai chiều [71].
Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung từ 8% đến 30% đối với trẻ em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của người trả lời. Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần (Weiss và cộng sự, 2014). Nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi (2005) trên địa bàn Hà Nội và lân cận trên 1203 học sinh tiểu học và trung học cơ sở cho thấy 19.46% các em gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Kim Dung, Lã Thị Bưởi, Đinh Đăng Hòe và các cộng sự (2007) trên 2549 học sinh THCS có 12.3% học sinh có rối loạn lo âu, 8.4% trầm cảm. Năm 2012, Nguyễn Cao Minh tiến hành nghiên cứu trên 233 trẻ trong độ tuổi 12 đến 16 trên địa bản 4 tỉnh Hà Nội, Hải Phịng, Hồi Bình và Thái Ngun đưa ra kết quả 18% số trẻ có vấn đề sức khoẻ tâm thần, thu mình trầm cảm chiếm 6,6%, lo âu/ trầm cảm chiếm 5,5% (Nguyen Cao Minh, 2012). Nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Minh và các cộng sự (2013) đã điều tra dịch tễ trên 1314 trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở 10 tỉnh, thành phố Việt Nam đã cho thấy có 9.6% trẻ có vấn đề hướng nội ở mức lâm sàng, trong đó, lo âu, trầm cảm chiếm 1.8%, thu mình chiếm 2.1%, than phiền cơ thể chiếm 4.1%. Tỷ lệ này ở mức ranh giới là 18.3%. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 639 học sinh Trung học cơ sở tại trường Song Mai và Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên được khảo sát bằng thang đánh giá trầm cảm - lo âu - stress (DASS 42: Depression - Anxiety - Stress Scales). Kết quả tỷ lệ học sinh mắc rối loạn trầm cảm là 17,7%, lo âu là 35,4% và stress là 20,3%. Khối lớp 9 có tỷ lệ rối loạn trầm cảm và stress cao nhất so với các khối khác. Trầm cảm - lo âu - stress là các rối loạn tâm thần học đường thường gặp ở trẻ vị thành niên. (Ngô Anh Vinh và cs, 2021).