Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.3.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hƣớng
Đối với vị thành niên, việc đánh giá về sự phát triển thể chất hoặc hình ảnh cơ thể là những lĩnh vực tự đánh giá nổi bật và chúng có nguy cơ dẫn tới các vấn đề hướng nội (Graber, 2009). Những căng thẳng liên quan tới ngoại hình hoặc sự khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể đã được chứng minh là có thể tiên lượng trước sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở vị thành niên (dẫn theo Ramos, 2019). Hai tác giả Marion Kostanski, Eleonora Gullone (1998) nghiên cứu trên 516 vị thành niên từ 12-18 tuổi tìm ra lo lắng và trầm cảm được cho là có mối tương quan thuận với sự khơng hài lịng về cơ thể. Hay nói cách khác mức độ tự ti, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến nhận thức về sự không hài lịng với cơ thể, mức độ khơng hài lịng cao có liên quan đến mức độ các cảm xúc tiêu cực cao hơn, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Kết quả tương tự được Siegel, Yancey, Aneshensel & Schuler (1999) tìm thấy trên 877 vị thành niên (13–18 tuổi), cảm giác tiêu cực về cơ thể của vị thành niên góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em gái, những người có hình ảnh cơ thể tích cực hơn ít bị trầm cảm hơn [93]. Những cơ gái có hình ảnh cơ thể kém hoặc có tình trạng bất mãn với hình ảnh cơ thể kéo dài dai dẳng trong thời kỳ vị thành niên không chỉ gia tăng các triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ vị thành niên, mà cịn có nhiều triệu chứng hơn ở tuổi thanh niên (Ohring và các cs., 2002). Đồng quan điểm với nghiên cứu của tác giả này, Jocelyn Smith Carter và các cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu dài hạn. Họ tiến hành đánh giá nhóm 140 khách thể tuổi từ 10– 16 từ các trường công lập ở thành thị ở Chicago trong hai lần đo, mỗi lần cách nhau khoảng hơn một năm. Nghiên cứu này đưa ra nhận định rằng hình ảnh cơ thể có tương quan đáng kể với các triệu chứng hướng nội ở cả hai thời điểm đo. Mức độ hình ảnh cơ thể tiêu cực hơn dự báo điểm số các triệu chứng hướng nội càng nhiều hơn [21].
Ramos và các cộng sự (2019) tìm hiểu vai trị của hình ảnh cơ thể trong các vấn để sức khỏe tâm thần hướng nội với 4531 vị thành niên Tây Ban Nha từ 13 đến 18 tuổi. Nghiên cứu sử dụng bản tự đánh giá của thanh thiếu niên (YSR) đề cập tới ba khía cạnh của triệu chứng hướng nội: lo lắng/trầm cảm, thu mình/trầm cảm và than phiền cơ thể, trong đó lo lắng / trầm cảm được giải thích tốt nhất bằng sự kết hợp của
28
chỉ số khối cơ thể (BMI), nhận thức về tình trạng thừa cân, sự hài lịng cơ thể, giới tính, tuổi tác và điều kiện kinh tế. Mặt khác, giữa các thành phần khác nhau của hình ảnh cơ thể thì sự hài lịng cơ thể cho thấy khả năng dự đoán cao hơn cả trên ba thang đo phụ và thang điểm tổng của các triệu chứng hướng nội; những vị thành niên có điểm sự hài lịng hình ảnh cơ thể thấp hơn có ý nghĩa nguy cơ hơn đối với các triệu chứng hướng nội. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả rằng sự hài lòng về cơ thể (BIS) - thành phần cảm xúc liên quan đến hình ảnh cơ thể - là yếu tố dự báo chính về các triệu chứng hướng nội ở tuổi vị thành niên. Trong báo cáo của UNICEF Việt Nam (2018) đã đề cập đến yếu tố nguy cơ gây ra vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh (trong đó nổi bật là nhóm vấn đề về cảm xúc) là liên quan đến những quan niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên. Những lo ngại bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt ở những em gái lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt hoặc những em bị coi là thừa cân. Những mối lo khác xoay quanh hình thể thấp bé, dẫn đến việc bị chọc ghẹo, bêu tên và phân biệt đối xử trong các hoạt động thể thao tại trường học [8].
Một số nghiên cứu khác cũng đã gợi ý rằng sự tự nhận thức về ngoại hình có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tâm lý của một người. Việc tự đánh giá, nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực trong bối cảnh thái độ tiêu cực của xã hội đối với người thừa cân, và ít có khả năng đối phó với sự kỳ thị này có thể dẫn đến tăng các triệu chứng trầm cảm (Needham và cộng sự, 2005). Kết quả này cũng được ủng hộ bởi tác giả Murray và các cộng sự (2011) trong khi điều tra căng thẳng ở tuổi vị thành niên và hình ảnh cơ thể ở 533 học sinh trung học từ lớp 7 đến lớp 10 cũng cho rằng các triệu chứng trầm cảm có tương quan nghịch với hình ảnh cơ thể. Họ cũng nhận thấy khối lượng cơ thể thực tế và sức khỏe tâm lý là độc lập, nhưng cả hai đều liên quan đáng kể đến cảm nhận hình ảnh cơ thể. Trong nghiên cứu của Jie Tang và đồng nghiệp (2010) phát hiện ra rằng hình ảnh cơ thể tiêu cực được thể hiện bằng nhận thức thừa cân hoặc thiếu cân có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và/hoặc lo âu. Ter Bogt (2006) lại tìm ra những trẻ tự phân loại mình là quá gầy hoặc quá béo thể hiện mức độ các vấn đề về hướng nội gia tăng hơn, nhất là ở những trẻ đánh giá cân nặng của mình là quá nặng hay tự nhận cơ thể mình quá béo. Khảo sát từ 3841 vị thành niên trong độ tuổi 11 đến 16 tuổi ở Trung Quốc của tác giả Ren, Lingling và các cộng sự khác (2018)
29
cho biết sự khơng hài lịng về cơ thể có liên quan đáng kể đến các triệu chứng cảm xúc và các vấn đề cảm xúc-hành vi khác ở cả hai giới. Những cơ gái tự nhận mình là thừa cân báo cáo các triệu chứng cảm xúc gấp 1,58 lần và tổng số các vấn đề khó khăn gấp 1,74 lần so với những cơ gái tự nhận mình là có cân nặng bình thường. Đối với trẻ trai, cả những trẻ nhận thức mình nhẹ cân và thừa cân đều có liên quan đến hầu hết các vấn đề về cảm xúc và hành vi. So với các trẻ trai có cân nặng bình thường, các trẻ trai tự nhận mình là thiếu cân có khả năng mắc các vấn đề về cảm xúc cao hơn. Các tác giả Đặng Kim Anh, Phan Thị Bích Hạnh, Nguyễn Quang Dũng Nguyễn Thị Thu Liễu, Nguyễn Thị Hương Lan (2020) đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp số liệu từ 66177 đối tượng nghiên cứu thông qua 20 nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên. Kết quả trẻ nữ ở bất kỳ cân nặng nào đều có xu hướng khơng hài lịng cơ thể lớn hơn và đánh giá hình ảnh cơ thể của họ thấp hơn so với nam vị thành niên. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan thuận chiều giữa chẩn đoán trầm cảm và cả béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên. Sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm cũng có mối liên quan thuận chiều ở trẻ béo phì và thừa cân. Cụ thể, những trẻ béo phì có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,23 lần so với những trẻ khơng béo phì và những trẻ thừa cân có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,14 lần so với những trẻ không thừa cân.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng các vấn đề hướng nội có thể gây ra căng thẳng liên quan đến ngoại hình. Mối quan hệ này được chứng minh trong một nghiên cứu của Noles, Cash, & Winstead (1985) đã chỉ ra rằng những người báo cáo mức độ cao của các triệu chứng trầm cảm cũng nhìn nhận ngoại hình của họ một cách tiêu cực hơn, ít hài lịng với cơ thể của họ hơn và thấy bản thân kém hấp dẫn hơn so với những người báo cáo mức độ thấp hơn của các triệu chứng trầm cảm. Họ bóp méo mức độ hấp dẫn về thể chất của họ và cho rằng bản thân kém hấp dẫn hơn những người đánh giá khách quan [76]. Tâm trạng chán nản là một trong những nguyên nhân gây ra nhận thức tiêu cực về hình ảnh cơ thể. Phụ nữ có dấu hiệu của các triệu chứng trầm cảm có xu hướng phát triển hình ảnh cơ thể tiêu cực hơn vì họ có xu hướng có hình ảnh cơ thể dễ bị phản hồi từ các thơng điệp bên ngồi về hình ảnh cơ thể của họ (Mori & Morey, 1991). Do đó, những vị thành niên trải qua tâm trạng chán nản sẽ có nhiều khả năng đưa vào các thông điệp ngụ ý rằng họ kém hấp dẫn hơn so với hình ảnh cơ thể lý
30
tưởng. Cole và các cộng sự (1998) cũng tìm ra kết quả ủng hộ mạnh mẽ cho ý kiến các triệu chứng trầm cảm dự đoán sự đánh giá thấp về ngoại hình từ lớp 6 đến lớp 8 đối với nam và từ lớp 4 đến lớp 8 đối với nữ. Marcotte và cộng sự (2002) làm nghiên cứu trên 547 vị thành niên từ 11 tuổi đến 18 tuổi. Tác giả này cho rằng đối với cả hai giới, điểm số các triệu chứng trầm cảm có tương quan nghịch và đáng kể với điểm số về hình ảnh cơ thể. Vị thành niên bị trầm cảm có hình ảnh cơ thể tiêu cực hơn. Nghiên cứu này cịn tìm ra hình ảnh cơ thể làm trung gian cho mối quan hệ giữa tình trạng dậy thì và các triệu chứng trầm cảm trong quá trình chuyển tiếp lên trung học.
Các mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các triệu chứng hướng nội có thể có hai chiều. Tác giả Julie Lee (2012) đã xem xét và tìm ra mối liên hệ có tính hai chiều giữa căng thẳng liên quan đến ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở vị thành niên nữ Hàn Quốc. Khách thể là tổng số 1.320 trẻ em gái bắt đầu vào lớp 4 (độ tuổi trung bình là 9,8) được đánh giá hàng năm trong suốt 5 năm. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng có mối tương quan thuận đáng kể giữa căng thẳng liên quan đến ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở hầu hết tất cả những người tham gia trong mỗi năm năm. Đồng thời các vấn đề hướng nội cũng gây ra căng thẳng liên quan đến ngoại hình ở trẻ em gái vị thành niên từ lớp 6 trở đi. Căng thẳng liên quan đến ngoại hình trải qua ở lớp 5 được phát hiện là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hướng nội ở lớp 6 và các vấn đề hướng nội ở lớp 6 và lớp 7 được phát hiện là nguyên nhân gây ra căng thẳng liên quan đến ngoại hình ở lớp 7 và lớp 8.
Ở một vài nghiên cứu khác, Rierdan et al. (1989) tiến hành nghiên cứu theo chiều dọc kiểm tra tác động lâu dài của sự khơng hài lịng của cơ thể đối với các triệu chứng trầm cảm, nhận thấy rằng sự khơng hài lịng về cơ thể chiếm một lượng nhỏ nhưng đáng kể trong phương sai về nguy cơ trầm cảm ở trẻ em gái vị thành niên trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này, các triệu chứng trầm cảm khơng dự đốn được sự bất mãn của cơ thể sau đó dù những cô gái bị trầm cảm ở cả hai thời điểm đo có sự khơng hài lịng về cơ thể nhiều hơn những cơ gái trầm cảm nhất thời hoặc liên tục khơng có biểu hiện trầm cảm gì. Tác giả Holsen et al. (2001) cũng đã xem xét bản chất của mối quan hệ này ở nam thiếu niên. Họ nhận thấy sự không hài
31
lịng về cơ thể khơng dự đoán được tâm trạng trầm buồn ở một mẫu trẻ nam từ 13 đến 15 tuổi nhưng dự đoán tâm trạng chán nản từ 15 đến 18 tuổi.
Nhìn chung, có những nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội là mối quan hệ hai chiều, nhưng những góc nhìn hai chiều về mối quan hệ này còn khá phức tạp.