Tiêu chí lựa chọn khách thể trả lời phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 53 - 55)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 BMI < Tiêu chuẩn < Tiêu chuẩn > Tiêu chuẩn > Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Bất kì Điểm DASS Cao Bình thường Cao Bình thường Bình thường Cao Bình thường Điểm HACT

47

Sau khi lọc ra khách thể phỏng vấn từ quá trình xử lý số liệu qua phần mềm SPSS, chúng tôi đối chiếu thông tin lấy từ phiếu trả lời (số điện thoại, ngày sinh) với danh sách học sinh đồng ý tham gia phỏng vấn để lấy các thông tin khác (tên, tuổi, lớp, trường). Chúng tôi gọi điện liên hệ với phụ huynh xin phép cho trẻ tham gia phỏng vấn, đặt lịch hẹn và phỏng vấn trẻ qua điện thoại với bộ câu hỏi đã được soạn trước. Tổng số khách thể tham gia phỏng vấn là 14. Mỗi khách thể được phỏng vấn trong khoảng thời gian 10 - 20 phút. Nội dung phỏng vấn gồm 13 câu hỏi. Bốn câu đầu tìm hiểu những suy nghĩ của học sinh về tầm quan trọng của ngoại hình với học sinh, cảm nhận và mong muốn của các em với ngoại hình của mình. Bốn câu tiếp theo chúng tơi khai thác những trải nghiệm về HACT của học sinh liên quan tới yếu tố gia đình, bạn bè và các nguồn khác cũng như muốn tìm hiểu về hỗ trợ xã hội từ các nguồn này. Hai câu kế tiếp khai thác thông tin về điều chỉnh cảm xúc của trẻ liên quan tới những trải nghiệm/cảm xúc về hình ảnh cơ thể. Ba câu cuối đề cập đến những hỗ trợ mà trẻ mong muốn nhận được từ gia đình, bạn bè, thầy cô và các đề xuất của trẻ với chương trình hỗ trợ trong trường học. (Chi tiết xem thêm tại phụ lục 2).

2.3.4. Phƣơng pháp thống kế toán học

Phương pháp này được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm đưa ra các kết luận định lượng cho đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy; trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội cũng như các yếu tố liên quan. Chúng tôi xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.0. Các phép thống kê được sử dụng gồm thống kê mô tả (tần suất, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn…) để mô tả thực trạng thái độ của học sinh với hình ảnh cơ thể; stress, lo âu, trầm cảm của học sinh. Các phép phân tích tương quan, kiểm định Independent t- test, phân tích ANOVA và hồi quy được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu, hỗ trợ xã hội, điều chỉnh cảm xúc với hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội. Từ số liệu nghiên cứu, báo cáo tổng hợp được viết. Nội dung chi tiết được trình bày trong chương 3.

48

2.4. Khách thể nghiên cứu

Từ tổng số phiếu phát ra là 668 phiếu, sau khi thu về chúng tôi tiến hành lọc phiếu khảo sát. Những bảng hỏi nào trả lời đánh dấu các đáp án lặp đi lặp lại theo khn mẫu hoặc khơng hồn thành nội dung bảng hỏi, bỏ sót nhiều (đặc biệt bỏ sót phần trả lời câu hỏi cảm nhận hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội) sẽ bị loại bỏ. Qua sàng lọc, chúng tôi sử dụng 470 phiếu làm khách thể nghiên cứu. 470 khách thể này là học sinh trung học cơ sở được lựa chọn ngẫu nhiên theo lớp từ khối 6 đến khối 9 từ bốn trường tại tỉnh Thái Bình: TH&THCS Thái Thọ, TH&THCS Thụy Hải, TH&THCS Đông Mỹ, TH&THCS Lê Hồng Phong.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)