Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của các vấn đề hƣớng nội

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 28 - 33)

Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.2.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của các vấn đề hƣớng nội

Theo nghiên cứu tổng hợp của Graber và cộng sự 2009, căn nguyên của các vấn đề hướng nội có thể được sắp xếp xung quanh một số yếu tố nguy cơ và dễ bị tổn thương. Chúng bao gồm các quá trình nhận thức, đặc điểm tính cách và tâm lý liên

22

quan; yếu tố sinh học của căng thẳng (bao gồm các biểu hiệu của rối loạn, sự phát triển thần kinh và các hormone; di truyền và môi trường tương tác gen); và mối quan hệ liên cá nhân (Birmaher và cộng sự, 1996; Garber, 2000; Petersen và cộng sự, 1993). Đánh giá của mỗi cá nhân về tầm quan trọng của sự kiện, mức độ tiêu cực của sự kiện, những tác động của sự kiện đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của cá nhân, và cách cá nhân đánh giá khả năng kiểm soát sự kiện đều là những yếu tố ảnh hưởng đến việc liệu các sự kiện căng thẳng có liên quan đến việc làm gia tăng các vấn đề hướng nội và rối loạn hướng nội hay không (Birmaher et al., 1996; Vasey & Ollendick, 2000). Hơn nữa, sự khác biệt rõ ràng về cách diễn giải các sự kiện hoặc nhận thức về cách xử lý có liên quan đến việc khởi phát và duy trì các vấn đề hướng nội (Kaslow, Adamson, & Collins, 2000; Graber & cs., 2009).

Có mối quan hệ đáng kể giữa các triệu chứng hướng nội và tuổi tác. Vị thành niên trẻ tuổi báo cáo các triệu chứng hướng nội nhiều hơn đáng kể do với vị thành niên lớn hơn (Daughters, 2009). Sự phát triển của các vấn đề hướng nội hoặc rối loạn hướng nội ở tuổi thiếu niên (trong nhiều trường hợp) không phải do sự thay đổi của những hành vi mới xuất hiện hoặc các vấn đề mới phát sinh, mà phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân đã tồn tại trước tuổi vị thành niên (Bandura, 1964; dẫn theo Graber &cs., 2009). Đối với một số thanh niên, những thách thức của tuổi vị thành niên làm trầm trọng thêm hoặc làm nổi bật những đặc điểm có vấn để đã có từ trước này, dẫn đến giảm chức năng và rối loạn nghiêm trọng trong việc điều hòa tâm trạng. Trong quá trình phát triển, các triệu chứng lo âu và trầm cảm tăng lên và phổ biến hơn, liên quan đến suy giảm chức năng xã hội và chức năng tại trường học. Các triệu chứng hoặc rối loạn lo âu và trầm cảm trong giai đoạn phát triển sớm là dự báo của các vấn đề tương tự ở tuổi trưởng thành (Hammen & Rudolph, 1996).

Thời gian dậy thì cũng được xem là một yếu tố dễ tổn thương của vị thành niên với các vấn đề hướng nội. Tuổi vị thành niên đánh dấu sự xuất hiện của sự khác biệt về giới tính trong việc hình thành các triệu chứng và rối loạn hướng nội, với trẻ em gái có nhiều nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng trong quá trình chuyển đổi tuổi dậy thì. Đối với các bé gái, trưởng thành sớm hơn các bạn cùng tuổi sẽ thúc đẩy sự phát triển của phong cách phản ứng suy nghĩ nghiền ngẫm nhiều hơn (Alloy và cộng sự, 2016), sau

23

đó dẫn đến các triệu chứng trầm cảm ở mức độ lớn hơn và bắt đầu các giai đoạn trầm cảm (Stice và cộng sự, 2001). Đối với trẻ trai, thời gian dậy thì cũng có mối liên quan đến các triệu chứng hướng nội (Ge, Conger, & Elder, 2001; Graber và cộng sự, 1997). Với nữ giới, khả năng chịu đựng đau khổ (khả năng kiên trì hoạt động hướng đến mục tiêu trong khi trải qua đau khổ về cảm xúc) được nhắc đến như một cơ chế tiềm ẩn có thể làm nền tảng cho các triệu chứng hướng nội. Khả năng chịu đựng thấp làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng hướng nội và gia tăng xu hướng tham gia vào hành vi tiêu cực ở nữ giới, trong khi đối với nam, mức độ khả năng chịu đựng đau khổ không phải là một yếu tố nguy cơ đối với các triệu chứng hướng nội (Daughters và các cs., 2009).

Tác giả Allen và Sheeber (2008) tập trung vào sự phát triển và điều chỉnh cảm xúc như là những điểm dễ tổn thương đối với chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Việc xuất hiện các vấn đề hướng nội là dấu hiệu của những khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc có xu hướng phát triển đáng kể trong thời thơ ấu (Rothbart & Bates, 2006; Zahn - Waxler và cộng sự, 2000), nhưng cũng tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu mới của trải nghiệm cảm xúc ở tuổi vị thành niên. Deater-Deckard (2001) xác định các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và nhận thức xã hội là đặc biệt nổi bật đối với các mối quan hệ đồng đẳng của trẻ em và vị thành niên. Zeman, Shipman, & Suveg (2002) cũng cho rằng có mối quan hệ đáng kể giữa các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và các triệu chứng hướng nội. Kết quả chỉ ra khả năng nhận biết các biểu hiện cảm xúc kém hoặc có khó khăn trong việc xác định những trạng thái cảm xúc tiêu cực là chỉ báo dự đoán sự tồn tại của các triệu chứng hướng nội. Hơn nữa, dựa trên hai thang đo về quản lý cảm xúc ở trẻ em là CSMS và CAMS, sự ức chế của trạng thái tức giận và những biểu hiện không phù hợp của trạng thái này, cũng như trạng thái buồn, là chỉ báo để dự đoán cho mức độ những triệu chứng hướng nội tăng lên. Ngược lại, cách đương đầu có cấu trúc với các hành vi tức giận có mối tương quan nghịch với các triệu chứng hướng nội (đương đầu tốt thì triệu chứng giảm).

Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng cân nặng, chỉ số BMI và sự khơng hài lịng về cơ thể đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề như trầm cảm, lo

24

lắng hoặc ý tưởng tự tử ở trẻ em gái vị thành niên (Cho, 2009; Kim và cộng sự, 2009; Ohring et al., 2002). Ames, Wintre & Flora (2015) tìm thấy mối liên hệ giữa BMI và các triệu chứng hướng nội. Các bé trai cho thấy BMI có thể tác động tới các triệu chứng hướng nội theo một chiều, còn các bé gái cho thấy mối liên hệ hai chiều. Những cậu bé bắt đầu có chỉ số BMI cao hơn cho thấy mức độ các triệu chứng cao hơn từ đầu đến giữa tuổi vị thành niên nhưng khơng có nhiều triệu chứng trầm cảm hơn ở độ tuổi 16 và 17. Đối với trẻ gái, có mối quan hệ hai chiều giữa BMI và các triệu chứng hướng nội kéo dài đến tuổi vị thành niên sau này. Mặc dù các triệu chứng hướng nội cũng có thể dẫn đến ăn uống thiếu chất và chán ăn, hầu hết các nghiên cứu sử dụng mẫu trẻ em và vị thành niên cho thấy các triệu chứng hướng nội có liên quan đến sự gia tăng chỉ số BMI (Goodman & Whitaker, 2002; Roberts & Duong, 2013).

Tác giả Amstadter và nhiều cộng sự khác (2009) tiến hành khảo sát tỷ lệ và một số yếu tố tương quan của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở 1.368 vị thành niên từ 11–18 tuổi có thể xảy ra ở Việt Nam (do cha mẹ trả lời). Nghiên cứu tìm ra khoảng 9% vị thành niên Việt Nam gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Các nhóm tuổi cao hơn ít có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn các nhóm tuổi trẻ hơn. Tơn giáo đóng vai trị như một yếu tố bảo vệ, với những vị thành niên tán thành việc liên kết với một tơn giáo ít có khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn; vốn xã hội cao hơn có liên quan đến việc giảm khả năng xảy ra các vấn đề sức khỏe tâm thần. Các tác giả Jacqueline Kim, Bahr Weiss, Lam Tu Trung và các cộng sự khác tiến hành nghiên cứu dài hạn đánh giá tại ba thời điểm, cách nhau ba tháng với số lượng khách thể 304 người Âu Mỹ, 420 người Mỹ gốc Việt và 717 trẻ vị thành niên Việt Nam tự báo cáo các triệu chứng nội tâm (soma, lo âu, trầm cảm). Nghiên cứu này đã xác định văn hóa là một yếu tố có ý nghĩa, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các lĩnh vực của các triệu chứng hướng nội. Than phiền cơ thể là một phần không thể thiếu của các triệu chứng hướng nội và nó dự báo sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm và lo lắng ở vị thành niên người Mỹ gốc Việt và người Việt Nam, nhưng khơng dự đốn cho người Mỹ gốc Âu. Các triệu chứng lo âu dự đoán việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở vị thành niên Âu Mỹ, và mối quan hệ này có giá trị hai chiều ở vị thành niên người Việt nam và người Mỹ gốc Việt [54].

25

Trong Báo cáo tóm tắt của UNICEF Việt Nam (2018) về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam đã đưa ra một số kết quả có liên quan đến các vấn đề cảm xúc trên số lượng khách thể là 402 em học sinh (trong hai độ tuổi 11-14 và 15-17). Những lo lắng, buồn bã và bi quan nhìn chung được thể hiện với tần suất cao hơn trong nhóm trẻ ở độ tuổi lớn hơn và thường bắt nguồn từ việc cha mẹ đánh lộn, thành viên trong gia đình bị ốm, kết quả học tập ở trường, nỗi sợ bị buộc thôi học, cảm giác không chắc chắn về tương lai và việc phải kết hôn sớm. Biểu hiện của sự lo lắng và buồn phiền này bao gồm căng thẳng dẫn đến bỏ bữa, đau đầu và nóng giận. Những rối loạn cảm xúc, trong đó có trầm cảm và tự tử, xuất hiện phổ biến trong mẫu nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn tới ý định hoặc hành vi tự tử của nam và nữ bao gồm sự thất bại trong các mối quan hệ tình cảm, mâu thuẫn trong hôn nhân, các vấn đề trong trường học, các vấn đề trong gia đình, và do sự e dè trong chia sẻ cảm xúc. Đối với nam giới, ngun nhân cịn bao gồm việc khơng thể duy trì những đóng góp và hành vi nam tính được kỳ vọng, trong đó bao hàm cả khả năng duy trì gia đình/hộ gia đình. Bên cạnh đó những triệu chứng cơ thể – đau đầu, chán ăn, ngủ kém và gặp ác mộng cũng được nhiều người trả lời nhắc đến [8]. Áp lực thi cử, học tập và gia đình khơng hạnh phúc là ngun nhân chủ yếu dẫn tới việc học sinh bị trầm cảm, lo âu ở Bà Rịa - Vũng Tàu trong một nghiên cứu hai năm 2013-2014 (Ngô Thành Phong, 2014). Tác giả Trần Thành Nam và các cộng sự (2016) đã đề cập tới các vấn đề lo âu mà các em học sinh lớp 9 hay gặp phải đó là lo âu về học đường nói chung và lo âu về việc không thỏa mãn được các mong đợi của người khác.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, các triệu chứng trầm cảm của cha mẹ, các mối quan hệ trong gia đình như tương tác cha mẹ - con cái và giữa cha mẹ với nhau … cũng là những yếu tố liên quan đến các triệu chứng hướng nội được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới. (Vazsonyi & Belliston, 2006; Hughes, & Gullone, 2008; Crawford, Schrock & Woodruff-Borden, 2010; Reising, Watson và cộng sự, 2012; Quach và cộng sự, 2013; Pinquart, 2016; Merz, Tottenham, & Noble, 2017).

26

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)