Khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 39 - 43)

Bảng 3.17 Mô hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.1. Khái niệm hình ảnh cơ thể

Quan niệm của các tác giả về các khía cạnh trong các mơ hình hình ảnh cơ thể rất đa dạng. Các khái niệm về hình ảnh cơ thể trong quá khứ thường bao gồm ít nhất một trong bốn chiều sau: tri giác, nhận thức, tình cảm và hành vi. Khái niệm hình ảnh cơ thể được đề cập đến lần đầu tiên bởi tác giả Schilder vào năm 1935. Ơng định nghĩa rằng hình ảnh cơ thể là ―bức tranh về cơ thể của chính chúng ta mà chúng ta hình thành trong tâm trí, nghĩa là cách thức mà cơ thể xuất hiện với chính chúng ta‖. Định nghĩa này sau đó đã bị phê bình vì quá đơn giản, vì các nhà nghiên cứu đưa ra lập luận rằng cấu trúc hình ảnh cơ thể có nhiều khía cạnh hơn những gì có thể được phân biệt trong định nghĩa ban đầu này (Cash, 2002). Theo tác giả Fisher (1972), hình ảnh cơ thể có thể được coi là đồng nghĩa với các thuật ngữ như ―khái niệm cơ thể‖ và ―sơ đồ cơ thể‖. Ông cho rằng ―chúng thể hiện cách thức mà một người đã học cách tổ chức và tích hợp các trải nghiệm cơ thể của mình‖. Nói rộng ra, định nghĩa này liên quan đến cách cá nhân nhận thức về cơ thể của chính mình. Tác giả Alsaker (1992) cho rằng hình ảnh cơ thể được sử dụng như là cảm giác hài lịng hoặc khơng hài lịng

33

chủ quan của cá nhân đối với cơ thể và ngoại hình của một người. Như vậy, các định nghĩa này chỉ đề cập đến khía cạnh nhận thức của hình ảnh cơ thể.

Ngày nay, một cách suy nghĩ phổ biến về hình ảnh cơ thể là chia nó thành hai thành phần: một thành phần tri giác, đề cập đến việc ước tính kích thước và ngoại hình chung hoặc một vài bộ phận cơ thể của một người; một thần phần khác liên quan đến cảm giác và thái độ đối với cơ thể của một người (Gardner, 2011). Hai thành phần này đều được đưa vào định nghĩa đề cập đến hình ảnh cơ thể là nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc của một người về cơ thể của họ; là sự kết hợp giữa việc ước tính kích thước cơ thể, đánh giá mức độ hấp dẫn của cơ thể và cảm xúc liên quan đến hình dạng và kích thước cơ thể (Grogan, 1999; Muth & Cash, 1997). Tác giả Pesa và các cộng sự (2000) nhìn nhận hình ảnh cơ thể theo cấu trúc tương tự, được cho là bao gồm hai chiều: cảm nhận (đánh giá kích thước cơ thể của một người) và tình cảm/nhận thức (thái độ đối với cơ thể của một người). Theo từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), hình ảnh cơ thể là một cấu trúc đa chiều về nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc của một cá nhân về những đặc điểm ngoại hình của bản thân và thái độ của cá nhân với chính những đặc điểm ngoại hình này. Theo quan điểm của Meghan Green, Ronald Lankford (2016), hình ảnh cơ thể là nhận thức của một người về ngoại hình của chính mình và những gì người đó tin rằng người khác nghĩ về nó. Tác giả cũng chia ra hai loại hình ảnh cơ thể: hình ảnh cơ thể tích cực và hình ảnh cơ thể tiêu cực.

Có một số tác giả định nghĩa về hình ảnh cơ thể bằng một cấu trúc đa chiều hơn, gồm ba thành tố: tri giác/nhận thức, thái độ và hành vi/sự bận tâm về cơ thể (Mazzeo 1999; Sophie và Marita, 2002; Cash, 2004). Hai thành tố ban đầu được diễn đạt giống như những khái niệm mà các tác giả phái trên đã đề cập đến. Nhóm này thêm vào thành phần hành vi, cụ thể là sự kiểm tra lặp đi lặp lại (quá chú ý đến ngoại hình/cân nặng/hình dáng của một người; trang điểm quá nhiều…) và xu hướng tránh những tình huống mà ta có thể cảm thấy khơng thoải mái về cơ thể (ví dụ mặc quần áo thùng thình, tránh soi gương, tự nguyện cơ lập xã hội…).

Lịng tự trọng cơ thể (Body Esteem) đề cập đến ―sự tự đánh giá về cơ thể hoặc ngoại hình của một người‖ (Mendelson, White, & Mendelson, 2002). Mặc dù ban đầu, khái niệm này được coi là một cấu trúc đơn chiều nhưng những bằng chứng sau đó

34

cho thấy rằng lịng tự trọng cơ thể là đa chiều, bao gồm các yếu tố như sự hấp dẫn về thể chất, sức mạnh của cơ thể, tình trạng thể chất và mối quan tâm về cân nặng (Cragun, Deborah; DeBate, Rita và các cs., 2013). Mendelson, Mendelson và White (2001) đã gợi ý rằng body-esteem của một người bao gồm ba lĩnh vực: cảm nhận về cân nặng (Weight), cảm nhận về ngoại hình (Appearance) và niềm tin/cảm nhận về cách người khác nhìn nhận về cơ thể và ngoại hình của một người (Attribute). Các cá nhân có thể ở vị trí nào đó trong một dải liên tục giữa lịng tự trọng về cơ thể thấp (hay cịn là sự khơng hài lịng về cơ thể) và lòng tự trọng về cơ thể cao (hoặc sự hài lòng về cơ thể) trên ba khía cạnh của lịng tự trọng về cơ thể. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tơi khơng phân biệt giữa lịng tự trọng cơ thể (body-esteem) và hình ảnh cơ thể (body image), và sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau với sự nhấn mạnh vào khía cạnh đánh giá, cảm nhận của một người về cơ thể, ngoại hình của họ.

Có thể thấy, mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng định nghĩa hình ảnh cơ thể vẫn chưa được định nghĩa một cách thống nhất và rõ ràng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm ―Hình ảnh cơ thể là một khái niệm để đo lường nhận thức và cảm xúc của cá nhân đối với cơ thể của họ‖ (Grogan, 1999).

1.2.2. Khái niệm các vấn đề hƣớng nội

Compas và các đồng nghiệp (1993/2000) đã xem xét các triệu chứng hướng nội có thể được phân loại thành ba cấp độ hoặc ba loại: rối loạn - được xác định bởi tiêu chuẩn chẩn đoán; hội chứng hoặc các vấn đề cận lâm sàng; và tâm trạng hướng nội (internalizing moods) hoặc mất kiểm soát cảm xúc, tâm trạng [30, 29]. Ngược lại, tác giả Hankin & Abela (2005), không ủng hộ quan điểm phân biệt rõ ràng về mặt định tính giữa cấp độ rối loạn và triệu chứng, mà cho rằng trầm cảm tồn tại một cách liên tục, tức là các cá nhân đều ít nhiều bị trầm cảm.

Ngày nay, khái niệm chung và về các thành phần và triệu chứng của của các vấn đề/các rối loạn hướng nội dường như đã được xác định một cách khá thống nhất và rõ ràng. Các vấn đề hướng nội là những vấn đề liên quan đến rối loạn cảm xúc hoặc tâm trạng, tập trung vào các thành phần cảm xúc như buồn bã, tội lỗi, lo lắng và những thứ tương tự, sử dụng để chỉ các tình trạng đặc trưng của tình trạng đau khổ bên trong. Mặc dù các triệu chứng của rối loạn hướng nội rất nhiều và phức tạp, các

35

nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bốn loại hội chứng, rối loạn hoặc cụm vấn đề cụ thể trong mảng hướng nội này. Đó là trầm cảm; lo lắng; rút lui khỏi xã hội; và các than phiền về thể chất hoặc cơ thể; trong đó trầm cảm và lo lắng được biết đến nhiều nhất (Quay, 1986; Merrell, 2007; Kenneth W. Merrell, 2008). Mặc dù các vấn đề hoặc các triệu chứng hướng nội có thể bao gồm sự xáo trộn về cảm xúc hoặc tâm trạng, nhưng các nghiên cứu, điều tra về các vấn đề hướng nội thường chỉ thảo luận các các triệu chứng rõ ràng của trầm cảm hoặc lo lắng (Graber & cs., 2009). Một mặt, lo âu, trầm cảm đã được xếp chẩn đoán theo những rối loạn riêng biệt với các triệu chứng và tiêu chí khác nhau để phân biệt; mặt khác, các nghiên cứu lại ln tìm thấy các triệu chứng của hỗn hợp lo âu và trầm cảm đi kèm với nhau.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quan điểm của các tác giả về khái niệm các vấn đề hướng nội là những vấn đề liên quan đến cảm xúc hoặc tâm trạng và xem xét các vấn đề hướng nội bao gồm các khía cạnh của stress/căng thẳng, trầm cảm, lo âu.

1.2.3. Khái niệm hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ xã hội nhắc đến sự hỗ trợ mà một người nhận được khi cần thiết từ gia đình, cha mẹ, bạn bè và những người khác. Hỗ trợ xã hội được coi là một khái niệm đa chiều, bất kể hỗ trợ là tình cảm, hay cơng cụ, hoặc các thơng tin, chúng đều có tác động lớn đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của cá nhân (Tonsing, Zimet và Tse, 2012).

Hỗ trợ xã hội thường được hiểu là trải nghiệm cảm thấy có giá trị, được tôn trọng, được quan tâm và yêu thương bởi người khác. Đó có thể là gia đình, bạn bè, giáo viên, cộng đồng, hoặc bất kỳ nhóm xã hội nào mà cá nhân gắn kết. Hỗ trợ xã hội có thể đến từ những hỗ trợ thực tế được cung cấp bởi người khác hoặc dưới dạng hỗ trợ xã hội được nhận định bởi cá nhân đánh giá mức độ tự tin về sự sẵn sàng của những hỗ trợ phù hợp khi cần.

1.2.4. Khái niệm điều chỉnh cảm xúc

Điều chỉnh cảm xúc liên quan đến năng lực điều khiển, điều chỉnh các cảm xúc và ứng dụng các quy luật cảm xúc để hiểu biết bản thân và người khác. Theo Mayer

36

và đồng nghiệp (2002), điều chỉnh cảm xúc là một thành phần trong mơ hình cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, thể hiện ở bốn khía cạnh: năng lực đón nhận một cách cởi mở các cảm xúc khác nhau (cả cảm xúc dễ chịu và khó chịu); có khả năng tham gia hoặc tách rời khỏi một cảm xúc; năng lực giám sát các cảm xúc trong mối quan hệ với bản thân và người khác bao gồm việc nhận ra được mức độ rõ ràng, mức độ ảnh hưởng hoặc tính hợp lý của các cảm xúc đó; năng lực kiểm sốt cảm xúc của bản thân và người khác được thể hiện bằng khả năng điều tiết các cảm xúc tiêu cực và tăng cường nâng cao cảm xúc tích cực mà khơng phải đè nén hay phóng đại các dữ liệu thơng tin mà cảm xúc đó truyền tải (trích dẫn theo Trần Hà Thu, 2019).

Theo một nghĩa nào đó, điều chỉnh cảm xúc và ứng phó cảm xúc là những cấu trúc tương tự nhau, cả hai đều liên quan đến việc quản lý phản ứng của một người đối với các tình huống tiêu cực và có khả năng gây căng thẳng (Graber, 2009). Điều chỉnh cảm xúc đề cập đến bốn khía cạnh: (a) nhận thức và hiểu biết về cảm xúc; (b) sự chấp nhận các cảm xúc; (c) khả năng tham gia vào hành vi hướng đến mục tiêu và kiềm chế hành vi bốc đồng khi trải qua những cảm xúc tiêu cực; và (d) tiếp cận các chiến lược điều chỉnh cảm xúc được coi là hiệu quả (Kim L. Gratz và Lizabeth Roemer, 2004).

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)