9. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường
1.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học
Để đánh giá, người giáo viên có nhiều phương pháp. Sau đây là một số phương pháp đánh giá phổ biến:
- Kiểm tra vấn đáp: Một trong những công cụ vấn đáp được các chuyên
gia giảng dạy khuyến khích sử dụng là câu hỏi cốt lõi – là những câu hỏi nhằm khuyến khích HS suy nghĩ một cách khái quát về các quan điểm. Ví dụ: Cơng bằng là gì? Phát hiện nào là quan trọng nhất trong thế kỉ 20? Có nhất thiết phải có chiến tranh khơng? Những câu hỏi này địi hỏi có sự tìm tịi nghiên cứu, thích ứng với nội dung bài học và có tính thực tế cao, khích lệ được các câu trả lời theo nhiều quan điểm khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi này để chấn đoán trước khi bắt đầu bài học và đánh giá sự thay đổi khi học sinh học một đơn vị bài học.
- Kiểm tra viết: còn gọi là hình thức kiểm tra tự luận. kiểm tra viết có
nhiều ưu điểm hơn kiểm tra miệng khi số lượng kiểm tra nhiều hơn, kiểm tra được cả lớp.
- Kiểm tra trắc nghiệm: Phương pháp này đang phổ biến trong thời gian gần đây, nhất là khi cả nước đang áp dụng thi trắc nghiệm cho bậc THPT. Tuy
nhiên đối với tiểu học, trắc nghiệm khách quan vẫn có những đặc thù và ưu thế nhất định. Ccahs thiết kế câu hỏi trắc nghiệm vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung song cần đảm bảo câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọc và phù hợp tư duy của các em.
- Kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan: Đây là hình
thức kết hợp. Trong bài kiểm tra sẽ vừa có nội dung tự luận, vừa có nội dung trắc nghiệm để bổ sung, bổ khuyết những ưu điểm, hạn chế của cả hai phương pháp. Để kết hợp 2 phương pháp này, giáo viên sẽ “đau đầu” trong việc lựa chọn nội dung để kipwj hợp hơn các phương pháp khác.
- Quan sát: Thường ngày, giáo viên sẽ “lặng lẽ” để ý tinh thần, thái độ, ý
thức học tập của từng học sinh trong lớp; tiến hành theo dõi bằng cách ghi chép, phân loại hoặc theo dõi bằng phần mềm quản lý lớp để phát hiện những học sinh nào tiến bộ, học sinh nào chưa tiến bộ…
- Thực hành: Phương pháp này ít được ứng dụng, chỉ phù hợp với các
môn học thực hành. Ví dụ: Ghép chữ vào hình; Điền vào chỗ trống; Đóng vai; Chơi trị chơi…
- Các sản phẩm của học sinh: Giao nhiệm vụ cho học sinh về một sản
phẩm nào đó, học sinh hồn thiện sản phẩm và nộp vào thời gian nhất định. Giáo viên và tập thể lớp sẽ cùng nhau nhận xét, đánh giá về sản phẩm đó hoặc cho từng nhóm, từng cá nhân nhận xét sau đó kết luận cho điểm…