2.2.1 .Mục đích khảo sát
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
3.2.2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo
giáo viên và học sinh trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3.2.2.1.Mục đích
- Nhận thức đúng mới có hành động đúng, do đó cần quán triệt cho tất cả CBQL và giáo viên thấy được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học.
- Xây dựng nhận thức thống nhất cho toàn thể cán bộ, giáo viên nhất là đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường, trực tiếp là ban giám hiệu về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học.
- Nâng cao mối quan hệ giữa nhận thức và hành động, nhận thức với thực tiễn tại các nhà trường về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học; giúp thể quản lý hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc về quản lý trong thời gian tới, đồng thời tích cực nâng cao nhận thức với suy nghĩ và hành động tiến bộ, vì sự nghiệp giáo dục chung.
3.2.2.2. Nội dung
Để thực hiện tốt biện pháp này cần có quy trình phổ biến, tập huấn các nội dung có liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo các cấp độ đến từng nhóm đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xây dựng cho đội ngũ CBQL và giáo viên, nhất là đội ngũ CBQL những tri thức kĩ năng cần thiết áp dụng vào quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học. Tiến hành quản lý một cách khách quan, khoa học và hiệu quả. Trên cơ sở sự chỉ đạo quán triệt từ Ban giám hiệu các nhà trường, cần xây dựng kế hoạch quán triệt nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên.
CBQL nắm được nội dung chương trình quản lý, hình thức phương pháp và các yếu tố tác động đến công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học nhằm xây dựng cho mình kế hoạch quản lý phù hợp, khoa học. Biết được các yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng hiệu quả cơng tác quản lý từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Hoạt động quản lý phức tạp, nhất là đối tượng quản lý lại liên quan đến con người; Do đó, ngay từ trong nhận thức phải khách quan, thận trọng, tỷ mỷ trong công tác; trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học cần có định hướng rõ ràng; thể hiện rõ mục tiêu và yêu cầu đạt được về kết quả.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
- Những nội dung cần truyền tải đến đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và quản lý cấp trường, cũng như các giáo viên, nhân viên trong nhà trường tiểu học về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học cần tiến hành như sau:
- Cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên cần nắm vững những nội dung lý luận cơ bản, làm nền tảng cho các hoạt động thực tiễn.
- Khi phụ huynh học sinh và bản thân học sinh nắm vững quan điểm và cách thức tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh và học sinh, khắc phục dần tâm lý học để thi, học sinh hình thành được năng lực tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn.
- Hiệu trưởng các nhà trường cần quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên các văn bản pháp luật có liên quan, quy định về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Giáo dục cho cán bộ, giáo viên nhận rõ tầm quan trọng của việc phối hợp trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học . Qua đó, làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc quan điểm, đường lối, chỉ thị... của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chỉ huy các cấp về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học .
- Chú trọng sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học để phát hiện mơ hình hay, cách làm tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong nhà trường. Cán bộ quản lý tham mưu hồn thiện chính sách động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong tổ chức, thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học; các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích trong học tập bồi dưỡng và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Có chính sách về thi đua khen thưởng của cấp trên, trong nội bộ và trong cả tuyên truyền phối hợp với các cơ quan hữu quan khác khi có những đóng góp tích cực, những sáng kiến hiệu quả... Làm tốt việc khen thưởng là thiết thực hưởng ứng và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Việc làm này có tác dụng to lớn cho việc động viên, khuyến trường, hạt nhân của công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
- Lựa chọn cán bộ quản lý phù hợp công việc để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, tránh tình trạng cơng việc chỉ giao cho một hoặc một số cán bộ chủ chốt, nhanh nhẹn, số cịn lại khơng biết làm gì dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực.
- Cần thiết mời lãnh đạo cấp trên về tập huấn quán triệt nâng cao nhận thức; có thể mời báo cáo viên của cấp trên hoặc Hiệu trưởng nhà trường tự mình làm báo cáo viên để quán triệt các nội dung liên quan đến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thuận Thành với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp các trường tiểu học trên địa bàn phải phối hợp với hiệu trưởng trong triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó.
- Hiệu trưởng nhà trưởng tự mình nâng cao nhận thức trước để làm gương cho tập thể.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường - Đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng lịng nhất trí trong thực hiện nhiệm vụ.