2.2.1 .Mục đích khảo sát
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới quy trình, hình thức KT,ĐG kết quả học tập của học
sinh tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
3.2.3.1. Mục đích
Để có thể thực hiện tốt cơng tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là phòng Giáo dục và đạo tạo huyện Thuận Thành phải xây dựng được quy trình và phổ biến quy trình đến tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện. Khi nắm được quy trình thực hiện, cán bộ quản lý cấp trường, các tổ chuyên môn, giáo viên và học
sinh trong trường sẽ nắm được kế hoạch tổng thể và chi tiết về hoạt động kiểm tra, đánh giá của năm học; quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra, đánh giá, nhờ đó việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ khoa học, đúng quy chế và hiệu quả hơn.
3.2.3.2. Nội dung
Trên cơ sở lĩnh hội các kiến thức đã được bồi dưỡng tập huấn, các cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục và đào tạo huyện Thuận Thành phối hợp cùng với hiệu trưởng các trường tiểu học xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (các kỳ kiểm tra khảo sát, kiểm tra cuối học kỳ…); xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá; phổ biến công khai đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong trường để thực hiện.
Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là một hệ thống bao gồm các bước được sắp xếp theo trình tự, theo chuẩn để đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động thực tiễn. Việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả hay khơng cũng phụ thuộc vào đánh giá, tổng kết thực tiễn có tuân theo các quy trình đã xây dựng hay khơng.
3.2.3.3. Cách thực hiện
- GV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiên cứu chương trình bồi dưỡng
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về thái độ của người học nắm vững nội dung các tài liệu theo quy định của chương trình bồi dưỡng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. GV sử dụng hồ sơ chuyên môn để làm tư liệu chuyên môn.
- Thường xuyên mở các lớp chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên; mở các cuộc hội thảo, những kinh nghiệm hay, những sáng kiến mới, những thông tin về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học để giáo viên tiếp thu học hỏi.
- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo đổi mới quy trình:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra (mục tiêu đã được nêu ra trong các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn và được thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên phạm vi cả nước; xác định rõ các phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù mà học sinh cần đạt được).
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và thực hiện thiết kế bộ câu hỏi theo tiêu chí đã định: trong bước này, các nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm: xác định hình thức kiểm tra (tùy thuộc vào bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ hay các kỳ thi khác mà cơ sở đào tạo thực hiện các hình thức kiểm tra khác nhau như vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm); thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mơ tả tiêu chí của đề); biên soạn câu hỏi theo ma trận (ra đề kiểm tra phải đảm bảo bí mật; trong q trình in sao đề kiểm tra, tránh xảy ra những sai sót khơng đáng có như khơng đủ số lượng đề kiểm tra, thiếu nét chữ, đóng gói chưa cẩn thận...); xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm; rà sốt lần cuối mọi cơng tác liên quan đến biên soạn đề kiểm tra.
Bước 3: Tổ chức kiểm tra đánh giá: quán triệt tới từng cán bộ coi kiểm tra tính nghiêm túc của kỳ kiểm tra phụ thuộc rất lớn vào thái độ và cách xử lý tình huống của các giáo viên coi kiểm tra; giáo viên coi kiểm tra cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để cơng tác tổ chức kiểm tra đạt hiệu quả, mang tính khách quan, cơng bằng; chỉ đạo phân cơng giáo viên coi chéo (bảo đảm giáo viên khơng coi học sinh lớp mình giảng dạy); có thể lập danh sách các phòng kiểm tra bằng cách trộn danh sách học sinh theo thứ tự chữ cái và xếp xen kẽ các khối lớp; đánh số báo danh và chia các phịng kiểm tra (đảm bảo khơng ngồi q 2 HS/bàn); thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, xử lí nghiêm giáo viên và học sinh vi phạm quy chế.
Bước 4: Phân tích, xử lý và lưu trữ kết quả kiểm tra đánh giá
Khi việc xây dựng và hồn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học được đưa vào thực hiện thì việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học của các nhà quản lý giáo dục các cấp sẽ được thực hiện quy củ, bài bản và có những tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức, rà soát lại để xác định chất lượng cán bộ, giáo viên để bổ sung và đầu tư thích đáng cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm thực hiện chuyên sâu các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn; chú ý đến tỷ lệ giữa cán bộ quản lý và giáo viên cho phù hợp; phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu theo lĩnh vực, từ đó cán bộ sẽ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ hơn. Thơng qua việc rà sốt đánh giá năng lực cán bộ, xác định những đồng chí nào khơng có khả năng cần điều chuyển sang bộ phận khác cho phù hợp, những đồng chí nào có biểu hiện sai phạm cần uốn nắn kịp thời, nếu vi phạm nặng có thể phải xử lý kỷ luật đúng mức. Đồng thời phải khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Tăng cường sự lãnh đạo của Tập thể lãnh đạo, đứng đầu là tập thể ban giám hiệu và tập thể tổ trưởng tổ chuyên môn
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội hóa theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Chú ý tăng cường nguồn lực cả vật chất và tinh thần, quan tâm đến đời sống của giáo viên có hồn cảnh khó khăn.
- Các nguồn lực cần được sử dụng hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng người, đúng thời điểm.