2.2.1 .Mục đích khảo sát
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Kết quả đạt được
- Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành đồng bộ, thường xuyên. Các văn bản quản lý thường xuyên được cập nhật và truyền tải đến đối tượng quản lý. Các nhà trường đã tổ chức phổ biến, qn triệt các văn bản thơng qua các hình thức họp cơ quan, họp tổ chun mơn. Trong kế hoạch quản lý có danh mục các cuộc/đợt kiểm tra theo tiến độ thời gian năm học, có lựa chọn nội dung kiểm tra gắn với từng đối tượng kiểm tra; đã tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và thiết lập, lưu trữ của hồ sơ.
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu và lãnh đạo các bộ phận liên quan giúp cho quá trình quản lý được thuận lợi.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng, bộ phận trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thể hiện nhịp nhàng, ăn khớp, thể hiện sự đồn kết trong cơng việc.
- Trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã có sự ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến hiện đại giúp cho quá trình quản lý bớt khó khăn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Công tác quản lý nhận được sự đồng thuận từ giáo viên tạo thuận lợi cho quản lý thông suốt.
2.5.2. Một số hạn chế.
- Kế hoạch kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh chưa xây dựng được hệ mục tiêu cho các mơn học, chưa sử dụng tốt hình thức đánh giá quá trình, qui trình tổ chức các kỳ đánh giá chưa hồn thiện, chưa xác định rõ mục đích đánh giá, chưa có tiêu chí thống nhất.
- Hoạt động phối hợp có nhiều kết quả song sự phối hợp của các lực lượng này còn yếu. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được duy trì tuy nhiên trong tổ chức quản lý cịn đơn lẻ, dập khn máy móc và nặng về hành chính. Phần lớn các trường mới chú trọng việc quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của GV, chưa quan tâm nhiều đến kiểm tra chuyên môn; một số trường, việc thực hiện kiểm tra một số nội dung chưa thực sự sâu sát.
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu và lãnh đạo các bộ phận liên quan tuy nhiên sự quan tâm chưa liên tục, chủ yếu vào các đợt cao điểm
- Việc tổ chức chỉ đạo quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn hạn chế. Sự thống nhất, sự tác động cùng chiều của những môi trường, những lực lượng giáo dục trên địa bàn còn yếu ớt, chưa được thường xuyên và chưa đạt được những chuyển biến thật rõ nét.
- Trang thiết bị dạy học, tài chính cho quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa có sự quan tâm đúng mức do vậy hiệu quả chưa cao.
2.5.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên chưa đồng đều. Sức mạnh của một nhà trường thể hiện ở sự nhận thức thống nhất từ lý trí tới hành động của tất cả cán bộ quản lý và giáo viên. Chỉ khi nhận thức đúng, nhận thức đầy đủ và thống nhất, công tác mọi mặt nói chung mới đạt được hiệu quả. Từ đây cho thấy, việc tăng cường nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên càng trở nên cần thiết và cấp bách. Cần phải có biện pháp về vấn đề này nhằm cải thiện tình hình.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản lý và giáo viên chưa đồng đều, cá biệt có cán bộ quản lý năng lực yếu kém phải điều chuyển sang bộ phận khác. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Trong xây dựng kế hoạch còn lúng túng, triển khai thực hiện cịn chưa có sự thống nhất, chưa có sự phối hợp chuyên sâu.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã làm rõ những vấn đề cần thiết để làm cơ sở đề xuất biện pháp cho chương 3. Theo đó, tác giả đã tiến hành:
- Thiết kế và tổ chức khảo sát thực tiễn, đã nêu lên rõ những về nội dung phương pháp, đối tượng và cách xử lý số liệu khảo sát thực trạng.
- Về thực trạng quản lý tác giả tiếp cận vấn đề với các chức năng của quản lý chỉ đạt kết quả khá, chưa hiệu quả ở một số nội dung.
Quá trình nghiên cứu trên cơ sở định hướng lý luận từ chương 1 và khảo sát thực trạng quản phát cho thấy: Phần lớn cán bộ quản lý đã có nhận thức đúng đắn. Các cán bộ của phịng đã nắm vững được chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước về giáo dục, nắm vững và triển khai một cách kịp thời hiệu quả CTGDPT 2018, đặc biệt là nắm vững và triển khai hoạt động KT, ĐG kết quả học tập học sinh tiểu học đến CBQL, GV các trường tiểu học trên địa bàn. Nhờ có sự triển khai đúng đắn, kịp thời mà công tác dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học đã được thực hiện một cách hiệu quả. Quản lý hoạt động KT,ĐG kết quả học tập của HS theo CTGDPT 2018 là việc làm cần có thời gian, phụ thuộc vào vai trị của cán bộ quản lý nhà trường.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018