Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Trang 32 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu

tiểu học theo CTGDPT 2018

Theo Anil Kanjee (2010)1 và Marguerite Clarke (2012)2, một hệ thống đánh giá là nhóm các chính sách, cơ cấu, hoạt động và cơng cụ để thu thập và sử dụng những bằng chứng về việc học và thành tích của người học. Hệ thống đánh giá có hiệu quả sẽ cung cấp thơng tin (định tính, định lượng) hữu ích cho các biên liên quan để ra quyết định cần thiêt để hỗ trợ cho việc cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có hai hệ

1 Anil Kanjee (2010). International trends in classroom assessement. READ summative conference, Phu Quoc 12/2010.

2 Marguerite Clarke (2012). What Matters Most for Student Assessment Systems: A Framework Paper. WORKING_PAPER_NO._1, The International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank

thống đánh giá chủ yếu : Đánh giá trên lớp học (Classroom assessement), Đánh giá trong trường học (School based assessement)

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cáctrường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ. Xác định tiêu chuẩn của người cán bộ tham gia thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Người cán bộ quản lý phải có kĩ năng xử lý, nghiên cứu, tổng hợp một cách sâu sắc nhất kế hoạch kiểm tra, đánh giá và thực hiện kế hoạch trong tương lai.

Nắm vững các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của kiểm tra, đánh giá. - Bước 2: Tiến hành cơng tác điều tra nghiên cứu, nắm tình hình liên quan đến kiểm tra, đánh giá

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xác định rõ: + Mục tiêu, yêu cầu cần đạt được;

+ Phạm vi, đối tượng + Phương pháp

+ Lực lượng tiến hành + Các lực lượng phối hợp + Phân công trách nhiệm

+ Công tác kiểm tra, hướng dẫn

+ Công tác chỉ đạo thời gian hoàn thành…

- Bước 4: Họp bàn để thống nhất kế hoạch, phân công trách nhiệm trong triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Bước 5: Tổ chức triển khai kế hoạch đến các thành phần được xác định - Bước 6: Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện

- Bước 7: Sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện; đánh giá kết quả, xác định những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân. Biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mơ hình, điển hình tiên tiến.

1.4.2. Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinhtiểu học theo yêu cầu CTGDPT 2018. tiểu học theo yêu cầu CTGDPT 2018.

Trong bước này cần sự vào cuộc của tất cả các bên nêu trong kế hoạch. Mỗi chủ thể đều có vị trái, vai trò khác nhau. Căn cứ thực tiễn để tổ chức thực hiện kiểm tra dánh giá cho phù hợp. Thông thường, người chịu trách nhiệm tổ chức triển khai là người được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ chiuh trách nhiệm chính. Trong bước này:

- Chủ thể: Ban giám hiệu và lãnh đạo các tổ chuyên môn cần thể hiện rõ vai trị chủ thể của mình. Kế hoạch phải được lãnh đạo phê duyệt, có sự bàn bạc thống nhất và khơng lồng ý kiến chủ quan. Các chủ thể đoàn kết, nhất trí tổ chức triển khai tránh làm máy móc dẫn đến khơng hiệu quả.

- Đối tượng tiếp nhận là giáo viên - đối tượng chịu sự quản lý. Người giáo viên với chức năng nhiệm vụ được giao sẽ là đối tượng của kế hoạch. Người cán bộ quản lý cần hết sức khéo léo trong việc truyền tải kế hoạch, tránh tình trạng hách dịch, cửa quyền coi mình là “cửa trên”. người giáo viên có tự trọng nghề nghiệp rất lớn, do đó việc triển khai kế hoạch phải nhận được sự đồng thuận ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, phải có sự đóng góp ý kiến từ đối tượng này.

- Sự phối hợp giữa các thành tố chủ thể và đối tượng trong tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo kế hoạch thực hiện thành công.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinhtheo CTGDPT 2018 theo CTGDPT 2018

Việc chỉ đạo kế hoạch kiểm tra, đánh giá có thể do Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện hoặc phân công người phụ trách, đây là công tác cần thiết trong suốt quá trình thực hiện nhằm xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc chỉ đạo tập trung chủ yếu vào công tác quản trị, điều hành, nội dung, phương pháp và hình thức, người quản lý thực hiện các biện pháp sau:

- Ra các quyết định, văn bản và truyền đạt mệnh lệnh tới cấp dưới.

- Hướng dẫn, đôn đốc cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện các văn bản, kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện - Tập huấn trước khi triển khai

Đây là việc làm quan trọng trong khi thực hiện. Người lãnh đạo cần tập huấn kế hoạch trước khi triển khai nhằm đảm bảo kế hoạch đưa ra được thực hiện thống nhất. Việc tập huấn có thể rộng rãi, cũng có thể do tổ trưởng chun mơn tham gia sau đó về truyền đạt và phổ biến lại cho nhân viên. Tập huấn kế hoạch không thể thiếu những cũng cần chú ý tập huấn khơng mang tính hình thức và phải có tổng kết rút kinh nghiệm.

- Triển khai kế hoạch

Qúa trình triển khai cần căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nội dung đã được tập huấn. Kế hoạch cần triển khai đồng bộ và rộng khắp đến toàn thể nhân viên bao gồm cả cán bộ quản lý và giáo viên. Qúa trình triển khai chú ý tời gian, đối tượng và điều kiện tiếp nhận

Trong q trình kiểm tra, đánh giá, cần có biện pháp giám sát, kiểm tra, kịp thời tư vấn những khó khăn của giáo viên, từ đó giúp giáo viên an tâm. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần: Chọn lựa đội ngũ giáo viên hướng dẫn, kèm cặp. Cần chú trọng tới các hình thức như theo tổ, nhóm chun mơn.

1.4.4. Giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinhtrường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục 2018 trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục 2018

- Hiệu trưởng là người chỉ đạo cao nhất nên cần phải thường xuyên nắm tình hình về cơng tác kiểm tra, đánh giá, kịp thời có những chỉ đạo cần thiết.

- Có thể giao cho một cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm kiểm tra đánh giá sau đó báo cáo tình hình về cho Hiệu trưởng.

- Việc giám sát có thể tiến hành trực tiếp, có thể tiến hành gián tiếp thơng qua nhiều kênh thông tin khác nhau: giám sát bằng cách trực tiếp đi kiểm tra

công tác; giám sát thông qua đội ngũ báo cáo; giám sát thông qua học sinh, thậm chí là “cơ sở bí mật”.

Việc giám sát có thể tiến hành cơng khai, có thể tiến hành bí mật hoặc kết hợp cơng khai với bí mật. Nhà quản lý cần linh hoạt hình thức để phù hợp tình hình.

Đối tượng giám sát là người tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá - người giáo viên. Do đó, trong cơng tác giám sát cần chú ý các biện pháp áp dụng tránh phản ứng ngược hoặc hiệu ứng tâm lý không tốt. Cần tế nhị khéo léo xử lý những tình huống để đảm bảo tính nghiệp vụ và nhân văn trong giám sát.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w