Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Trang 29 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường

1.3.4. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo

theo chương trình GDPT 2018

Theo chúng tơi, từ thực tiễn công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành qua các bước sau:

- Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá: Ở bước này, giáo viên cần xác định cho được cần phải đạt được mục đích gì. Chẳng hạn: đánh giá được kết quả chương/bài; đánh giá được nhận thức; đánh giá được khả năng; đánh giá được chất lương… Tùy thuộc từng bài học hoặc một giai đoạn học tập, giáo

viên có kế hoạch kiểm tra và xác định rõ mực đích cần đạt được. Từ đó phát hiện những học sinh học tốt, có tư duy tốt; những học sinh yếu kém cần bồi dưỡng kèm cặp thêm.

- Xác định nội dung kiểm tra đánh giá: Nội dung đánh giá rất quan trọng. Tuy nhiên, xác định nội dung nào cần đánh giá phải dựa vào trọng tâm của bài/chương. Nội dung đánh giá cần nằm trong chương trình đã được học, khơng nằm ở chương trình giảm tải hoặc chương trình khơng chính thống. Nội dung được chọn phải điển hình, trọng tâm, có nhiều vấn dề để khai thác. Lựa chọn nội dung thường gắn liền xác định phương pháp. Do đó, nội dung nào thì phương pháp đó. Giáo viên cần xác định chuẩn xác ngay từ đầu để có phương pháp kiểm tra thích hợp.

- Lựa chọn nội dung kiểm tra, đánh giá: Lựa chọn nội dung nào không phải là ý chí chủ quan của giáo viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu xét thấy cần kiểm tra một nội dung nào đo mà giáo viên cho là cần thiết, giáo viên có thể tự quyết định chọn nội dung. Thực tế, lựa chọn nội dung đánh giá cần sự bàn bạc thống nhất của tập thể ngiaos viên, có sự bàn bạc, trao đổi kĩ lưỡng, phân công người phụ trách và phân công nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng.

- Thiết kế và biên soạn đề kiểm tra: Nếu là nội dung tự chọn, giáo viên tự chọn có thể trực tiếp thiết kế và biên soạn đề kiểm tra. Tuy nhiên, nếu là nội dung được tập thể bàn bạc thống nhất, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Mỗi người sẽ thực hiện thiết kế một nộ dung theo năng lực sở trường của từng người.Tránh phân cho một người sẽ lãng phí nguồn nhân lực. Tuy nhiên cũng khơng phân cho q nhiều dẫn đến dàn trải, khó quản lý và khó thống nhất.

- Tổ chức coi thi và kiểm tra: Ở bước này, coi như công tác kiểm tra đánh giá đã lêm khung. Việc tổ chức coi thi cần nghiêm túc để kết quả kiểm tra thực sự khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tế chất lượng học sinh

thậm chí là chất lượng giảng dạy của giáo viên). Việc coi thi không phải như giảng dạy song giáo viên cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức chấm, trả bài, chữa bài: Chấm chữa là khâu quan trọng. Kết quả phản ánh chính từ kết quả khâu này. Việc chấm chữa cần nghiêm túc, cơng khai, khách quan. Khơng được vì mục đích cá nhân mà vụ lợi, đánh giá sai vấn đề.

- Công bố kết quả kiểm tra: Là bước cuối cùng, cơng bố cần cơng khai. Hình thức cơng bố có thể trực tiếp trả phiếu làm bài hoặc công bố bằng điểm đánh giá.

1.3.5. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình GDPT 2018

Theo chúng tơi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học cần đạt được các yêu cầu sau:

- Đánh giá được năng lực của học sinh: Đánh giá được các năng lực của học sinh được kiểm tra là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu cơ bản. Năng lực của học sinh là khác nhau: Có em tư duy Tốn tốt, có em chậm; có em có khả năng cảm thụ văn học tốt, có em chưa tốt. Chính vì vậy, thơng qua kiểm tra, người giáo viên đánh giá được từng học sinh, biết điểm mạnh điểm yếu của từng học sinh từ đó có biện pháp tác động phù hợp. Với học sinh có tư duy tốt sẽ tiếp tục bồi dưỡng để các em phát triển và làm nhân tố nòng cốt; với các em chưa tốt sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm để theo kịp các bạn khác.

- Đảm bảo tính khách quan: Khách quan là yêu cầu tối thiểu khi kiểm tra đánh giá học sinh. Khách quan phải xuất phát từ ngay trong suy nghĩ của người giáo viên thì mới có sự khách quan trong kiểm tra. Nếu ngay từ đầu, người giáo viên chủ đích có sự chủ quan với học sinh nào đó, kết quả kiểm tra sẽ bị sai sót. Người giáo viên cần điều chỉnh lại trạng thái; xác định mục đích rõ ràng, tạo sự khách quan trong tồn bộ lớp học.

- Đảm bảo công bằng: Nguyên tắc này đảm bảo mọi học sinh được tham gia học tập với cùng môi trường như nhau sẽ cho ra kết quả học tập ít nhất như nhau. Công bằng được thể hiện trong tất cả các hoạt động, học sinh được tham gia các trải nghiệm; có cùng cơ hội thể hiện quan điểm của mình; học ssinh được đánh giá cơng bằng trong nhận xét, không phiến diện chủ quan.

- Đảm bảo công khai: Công khai thể hiện rằng tất cả các mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ trước khi thực hiện đều công khai cho học sinh để các em biết được, nắm được. Sau đó, trên cơ sở đã cơng bố, các học sinh được công khai thực hiện hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công khai kết quả.

- Đảm bảo tính giáo dục: Đây là u cầu mang tính trìu tượng nhưng cũng rất dễ hiểu, giáo viên cần nhạy bén với yêu cầu này bởi kết quả kiểm tra đánh giá thường rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Với những học sinh có kết quả kiểm tra tốt, cần tuyên dương khen thưởng khích lệ, song với những em có kết quả chưa tốt cần nhận xét một cách sư phạm nhất, nhự nhàng động viên, chỉ ra chỗ chưa được chứ khơng chỉ trích, phê phán chê bai sẽ làm các em tự ti thậm chí có tư tưởng chống đối…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w