Về kinh tế-xã hội [3]

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 27 - 29)

Sau gần 10 năm tái lập tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự ổn định, có những mặt tăng trưởng cao:

- Nội lực kinh tế bắt đầu được khơi dậy và phát huy khá mạnh với mức tăng GDP bình quân hằng năm 10,38%, riêng năm 2005 là 12,00% (dự kiến GDP 2006 là 12,50%).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch rõ rệt: Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 47,70% xuống cịn 30,50%; cơng nghiệp xây dựng tăng theo chiều hướng tích cực từ 19,6% lên 33.01%; dịch vụ tăng từ 32,67% lên 36,50%. Cơ cấu lao động nông nghiệp giảm từ 85,56% xuống cịn 70,00%.

- Sản xuất cơng nghiệp địa phương đạt nhịp độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 19%/năm; năm 2005 có giá trị 1650 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so năm 1997 (Giá trị cơng nghiệp tồn tỉnh năm 2005 đạt 3320 tỷ).

Tồn tỉnh đã có 4 khu cơng nghiệp tập trung. Khu kinh tế mở Chu Lai, một mơ hình mới áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam, đã ra đời trên mảnh đất Quảng Nam, thu hút vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, với 110 dự án trong và ngoài nước; đã sản xuất ra nhiều mặt hàng cao cấp như ô tô, đồ gỗ cao cấp, giày thể thao, quần áo may sẵn, thức ăn gia súc. Ngoài ra, tồn tỉnh cịn có 39 cụm cơng nghiệp quy hoạch chi tiết, trong đó có 17 cụm công nghiệp đã triển khai xây dựng; 50 làng nghề với 137 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 2700 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 10,4%. Năm 2005 gấp 2,25 lần so với năm 1997.

Riêng ngành du lịch tăng hơn 10 lần, đạt hơn 1 triệu lượt khách vào năm 2005. Nhiều dự án du lịch tầm cỡ quốc tế đã và đang triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng.

Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 năm đạt gần 300 triệu USD, tăng bình quân 22,4%/năm. Riêng năm 2005 đạt 95,4 triệu USD gấp 9 lần so với khi mới tái lập tỉnh. (Thực trạng kinh tế – xã hội của Quảng Nam (1997-2005) (được trình bày ở phụ lục 2).

- Người Quảng Nam cần cù chịu khó, ham học hỏi và có truyền thống cách mạng cao. Đó cũng là thế mạnh về nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển địa phương.

- Các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội đều có chiều hướng phát triển tích cực và đạt được kết quả nhất định đáng mừng.

- Cơ sở hạ tầng được tăng cường rất nhiều so với thời điểm chia tách, đặc biệt là điện, đường....

Ngoài quốc lộ số 1, cịn có thêm quốc lộ 14E, 14D và đường Trường sơn phía Tây và nhiều đường mới liên huyện và liên xã đước hình thành. Đường giao thơng nơng thơn đi sâu vào tận xóm thơn.

Lưới điện vươn dài đến vùng nông thôn, miền núi; đến 30/06/2006 đã có 100% số huyện thị, 95% số xã phường và số hộ có điện lưới quốc gia (cao hơn số hộ toàn quốc có điện là 91,53%).

Tất cả những thành tựu to lớn đó đã làm chuyển biến sâu sắc đời sống của nhân dân toàn tỉnh, tạo tiền đề cho Quảng Nam thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, với mục tiêu chính là xây dựng Quảng Nam cơ bản thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020). Đồng thời tác động tích

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)