Những hạn chế, thiếu sót cơ bản

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 52 - 53)

Xuất phát từ đặc trưng riêng có về sản xuất-kinh doanh ngành Điện mà có những hạn chế, tồn tại khó có thể khắc phục nhanh chóng được như:

Một là, do tính chất kết hợp giữa kinh doanh-phục vụ, và đặc biệt là giá

điện bị khống chế từ cả 2 phía “đầu vào và đầu ra”, trong đó giá bán điện đầu ra của gần 35% sản lượng điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt nông thôn với dưới mức giá thành sản xuất điện rất nhiều nên Điện lực Quảng Nam khơng thể có lãi (thực tế) được.

Tính chất kinh doanh chưa được phân định rõ ràng trong khi tính chất phục vụ chỉ có thể đạt hiệu quả chính trị - xã hội theo yêu cầu của địa phương.

Mặt khác, cơng tác kinh doanh cịn mang dấu ấn của “kế hoạch hố”.

Hai là, do địa hình rộng, dân cư thưa thớt phân bố trên 8 huyện miền núi

có kinh tế kém phát triển, suất đầu tư xây dựng các cơng trình điện lớn, nhưng hệ số phụ tải thấp-việc kinh doanh điện năng và thu hồi vốn khó khăn.

Chính vì vậy, nếu khơng vì mục đích phục vụ chính trị- xã hội thì việc đầu tư cơng trình điện cho khu vực này sẽ khó thực hiện được. Cần phải có cơ chế đăc biệt hay một Quỹ cơng ích điện lực, để đầu tư và hỗ trợ khu vực này.

Ba là, do bị kiểm soát chặt chẽ về độc quyền của Nhà nước với sản phẩm

ngành Điện, nên tính pháp lý trong quan hệ cung-cầu thường bị ràng buộc chưa phù hợp với các quy luật kinh doanh trong thị trường cạnh tranh...

Bên cạnh đó, những quy định của Luật Điện lực, thực tiễn và cả ngành Điện cũng chưa thể đáp ứng hết được.

Hơn nữa, khung giá điện vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưa trở thành động lực trong kinh doanh điện năng.

Bốn là, lực lượng CBCNV tuy thường xuyên được củng cố về lượng và chất,

từng bước đã đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, nhưng vẫn còn thiếu cán bộ quản lý có năng lực, giàu kinh nghiệm ngang tầm với tình hình và nhiệm vụ mới.

Do cơ chế độc quyền tự nhiên, tính ỷ lại, chậm thích nghi, thiếu chủ động tháo gỡ khó khăn vẫn còn tồn tại và phổ biến ở một số cơ sở và một số CBCNV.

Tính kinh tế, yếu tố kinh doanh vẫn chưa thành nề nếp trong hành động của các CBCNV. Đặc biệt là bước đầu triển khai viễn thông điện lực rất lúng túng.

Tuy đưa ra mục tiêu “hướng tới khách hàng” nhưng kết quả chưa cao, chất lượng dịch vụ khách hàng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)