Triển khai cổ phần hóa Điện lực Quảng Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 66 - 69)

Theo Nghị quyết TW 3, khoá IX về đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp nhà nước, thì các doanh nghiệp của ngành điện cũng cần phải được đổi mới, sắp xếp lại là điều đương nhiên. Cổ phần hoá là xu thế tất yếu của ngành điện và Điện lực, là động lực cho sự phát triển. Điều này tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội để đầu tư các cơng trình điện, trong điều kiện nguồn vốn cho đầu tư hiện nay là rất khó khăn. Và khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ khiến cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào những công nghệ mới, tạo ra giá trị gia tăng mới và khẳng định mình để tham gia cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc ngành điện, sau khi rút kinh nghiệm ở Điện lực Khánh hoà, ban đầu EVN chủ trương cổ phần hoá tất cả Điện lực tỉnh và Điện lực Quảng Nam nằm trong lộ trình cổ phần hố vào năm 2007. Tuy nhiên, các đề án cổ phần hoá của 12 Điện lực đợt 2 của Công ty Điện lực 3 thiếu khả thi vì điều kiện kinh doanh gắn với phục vụ chưa tách được, cơ

chế tài chính gặp rất nhiều khó khăn khi Tổng Cơng ty Điện lực Việt Nam phải “bù đắp” chênh lệch thông qua giảm giá bán buôn ở đầu vào để đảm bảo cho cổ tức tối thiểu đạt 12%/ năm. Nên hiện nay, chủ trương đã thay đổi và đang thực hiện cổ phần hố cấp Cơng ty Điện lực miền để có thể điều tiết giữa các Điện lực khu vực.

Từ trước đến nay, do hoạt động trong cơ chế kinh doanh gắn liền với phục vụ và được bù lỗ nên Điện lực Quảng Nam mới thường xuyên áp dụng các biện pháp cải tiến công tác quản lý, điều hành và nâng cao trình độ tay nghề của CNVC nhằm tăng cường chất lượng phục vụ, phấn đấu xoá lỗ để kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì thế khi chuyển đổi sang cổ phần, Điện lực Quảng Nam tất yếu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cổ phần hố là hình thức chuyển đổi mơ hình quản lý mới, là nhiệm vụ hết sức quan trọng, mang tính bước ngoặt nhằm thay đổi về chất toàn bộ hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Việc sắp xếp lại tổ chức và các biện pháp quản lý vừa tác động tích cực; vừa tác động tiêu cực đến đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV trong đơn vị.

Xu thế chuyển đổi mơ hình tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam là yêu cầu bức thiết, bắt buộc trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Qua đó, sẽ chuyển từ một đơn vị hoạt động trong cơ chế bị động phụ thuộc vào kế hoạch, mang tính ỷ lại trơng chờ cao, phải bù lỗ và không tách bạch giữa kinh doanh, phục vụ sang hoạt động chủ động tính tốn kế hoạch, hạch tốn kinh doanh, lấy thu bù chi và phấn đấu có lãi để phát triển.

Tuy nhiên, với phương án cổ phần hoá, Điện lực Quảng Nam vẫn chưa tìm được hướng đi thích hợp trong hồn cảnh hiện tại khi mà mục tiêu phục vụ vẫn chưa được tách bạch ra khỏi mục tiêu kinh doanh, vốn đầu tư quá lớn và giá bán buôn, bán lẻ điện năng vẫn bị khống chế từ khung giá của Nhà nước. Trong phương án cổ phần hố Cơng ty Điện lực miền Trung, nhiều

Điện lực như Điện lực Quảng Nam cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự và chỉ có thể giải quyết bằng việc điều chỉnh giá bán bn (có hỗ trợ) đầu vào hay tách phần hoạt động cơng ích ra khỏi kinh doanh. Việc giải quyết mang tính cơng ích trong hoạt động điện lực là một chủ trương lớn của Nhà nước, trong Luật Điện lực 2005 đã đặt ra nhưng chưa giải quyết được vì cần một nguồn kinh phí rất lớn chưa biết huy động từ đâu.

Để triển khai cơng tác cổ phần hố, cần thay đổi cách nhìn trong cơng tác tổ chức quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam trước khi Công ty Điện lực 3 cổ phần. Cần phải đón nhận tâm lý ngay từ bây giờ của hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường và vì quyền lợi của các cổ đơng - Đó là hướng đến khách hàng và hoạt động có hiệu quả cao nhất. Khách hàng xu thế sẽ khơng cần mình, mà mình phải cần khách hàng (trong xu thế cạnh tranh) vì đó là nơi đem lại nguồn thu, là giúp chúng ta tồn tại chứ không phải ta “ban ơn“ cho khách hàng. Quyền lợi của cổ đơng sẽ là địi hỏi, là sức ép của hiệu quả thực tế trong tổ chức quản lý kinh doanh. Do đó, xây dựng phương án hoạt động kinh doanh cần nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ từ việc sắp xếp lại tổ chức, quản lý; đánh giá tài sản; giải quyết chế độ lao động dôi dư; chiến lược kinh doanh... đến việc huy động cổ phiếu.

Để có cơ sở đánh giá đầy đủ giá trị doanh nghiệp, cần thực hiện thật tốt công tác kiểm kê. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, tiếp tục phân loại tài sản, vật tư, thiết bị để có quyết định sử dụng hợp lý. Để tránh thất thoát tài sản nhà nước thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cần thiết phải có tư vấn chuyên nghiệp, độc lập thực hiện công đoạn này.

Thực tế cho thấy việc sắp xếp lại lao động hiện nay là vấn đề rất khó thực hiện, vì những người lao động trong diện dơi dư đã có nhiều gắn bó nhất định với doanh nghiệp và điều kiện sống của họ và gia đình sau sắp xếp thường gặp nhiều khó khăn - khi cơ chế và điều kiện doanh nghiệp khơng có điều

kiện giúp đỡ. Việc sắp xếp lại theo cơ cấu lao động mới cho phù hợp với điều kiện và hiệu quả kinh doanh cần phải cân nhắc cho phù hợp với mơ hình kinh doanh và tính lịch sử của tổ chức kinh doanh cũ. Cán bộ chuyên trách của cơng tác đồn thể đang vận hành cũng cần xem xét để sắp xếp một cách hợp lý trong tương lai. Tuy nhiên, việc sắp xếp cần phải nắm vững nguyên tắc và quán triệt đầy đủ để thực hiện cho thật tốt trên cơ sở vận động, giải thích, để người lao động tự nguyện và có thể chọn lựa cho mình phương án tốt nhất; cần phối hợp tốt với cơng đồn và giải quyết thoả đáng các quyền lợi chính đáng của người lao động. Nếu thực hiện khơng tốt các nội dung này thì việc triển khai cổ phần hố xem như chưa thành cơng.

Hoạt động của kinh doanh Điện lực Quảng Nam trong Công ty cổ phần Điện lực miền Trung sau này sẽ bị chi phối theo hoạt động công ty mẹ - cơng ty con. Khi đó, tính tự chủ và chịu trách nhiệm sẽ cao hơn; các kế hoạch chung về hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm sốt chặt chẽ của cơng ty mẹ; hiệu quả kinh doanh lại chịu sự kiểm soát và đánh giá của đại diện cổ đông (Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần). Ngồi kinh doanh điện năng mang tính chủ lực và truyền thống, Điện lực Quảng Nam sẽ triển khai kinh doanh viễn thông và nghiên cứu mở rộng các loại hình kinh doanh khác trong điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)