Điện lực Quảng Nam phát triển gắn liền và trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 57 - 61)

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam

Theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX (2006- 2010) phương hướng chung xác định: “... quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ...”, “...chung sức chung lòng phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp” [27], với các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14%/năm. Đến năm 2010, giá trị sản phẩm địa phương đạt 9.471 tỷ VND và GDP bình quân đầu người đạt 900USD.

- Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân 23%/năm; các ngành dịch vụ tăng bình qn 11.5%/năm...Đến năm 2010, tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80%GDP.

- Dự kiến kinh tế – xã hội Quảng Nam, phương án cơ bản (2006- 2010) theo Phụ lục 4, BM03 (Nguồn Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam).

Phát triển công nghiệp trên cơ sở lợi thế của Quảng Nam, tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, cơng nghiệp cơ khí, sản xuất điện năng, hoá chất phân bón...với việc hình thành nhiều khu và cụm cơng nghiệp, trong đó có Khu kinh tế mở Chu lai, cũng như phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống [28].

Phát triển dịch vụ, du lịch đi từ Hội an và Mỹ sơn đến Chu lai thành chuỗi dịch vụ, đặc biệt là tài chính và đào tạo. Phấn đấu đạt được bước tiến quan

trọng về hàng hải, hàng không, hoạt động của Khu thương mại tự do trong khu kinh tế mở Chu lai, lỉnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin.

Trong Nghị quyết cũng nêu rõ:” Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng và phải thực hiện theo quy hoạch...”, “...Phát triển thuỷ điện ở hệ thống lưu vực sông Tranh, Thu bồn, Vu gia. Mở rộng mạng lưới cung cấp điện cho công nghiệp và du lịch (điện phải đi trước một bước). Phát triển thông tin liên lạc, hạ tầng internet...” [27]. Như vậy, vai trò của Điện lực Quảng Nam, là một ngành kỹ thuật trong xây dựng kết cấu hạ tầng được xác định rõ ràng và nặng nề, không đơn thuần là kinh doanh mà gắn liền và trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Theo Quy hoạch điện tỉnh Quảng Nam (2006-2010), có xét đến 2015, có tổng số vốn đầu tư là 2.100 tỷ VND - trong đó lưới phân phối trung áp là 315 tỷ VND, lưới 0,4kV là 217 tỷ VND, còn lại là lưới 110-220kV. Dự kiến phần vốn trực tiếp của Điện lực khoảng 500 tỷ VNĐ [31].

Nguồn thuỷ điện tại Quảng Nam đang được khai thác với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư do nhu cầu thiếu điện. Các thuỷ điện lớn, ngồi A Vương, Sơng Tranh, Đắc My 4, Sơng Cơn đã triển khai, sẽ tiếp tục có Sơng Bung 2, Sông Bung 4, Đắc my 2, Za hung... và một số thuỷ điện nhỏ. Các thuỷ điện, trong q trình thi cơng sẽ cần một lượng điện tương đối lớn. Ngồi ra, việc có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mở cửa khẩu quốc tế Đắc ốc (Nam giang) kết hợp với các trục giao thông mới: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14E, 14D và các cơng trình thuỷ điện lớn sẽ tạo ra diện mạo mới cho phía tây Quảng Nam. Phía đơng theo dọc biển, từ Hội an đến Chu lai (Núi thành) đang triển khai một dự án lớn với kinh phí đến 9.000 tỷ VND để sắp xếp lại cư dân

nghề cá và khai thác du lịch với qui mô lớn. Như vậy, khối lượng và yêu cầu cấp điện là rất lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn (2006-2010).

Kế hoạch kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam giai đoạn 2006- 2010), theo phương án thấp, khi chưa kể đột biến của các phụ tải lớn thì mức độ tăng trưởng sản lượng bình qn hàng năm ít nhất là 15%/năm. Đến năm 2010, sản lượng điện thương phẩm đạt tối thiểu 725 triệu kWh - tăng hơn 2 lần so với năm 2005; doanh thu đạt hơn 500 tỷ VNĐ (giá điện năm 2005) và sản lượng bình quân đầu người đạt gần 450 kWh/người.năm. Doanh thu khác ước hơn 65 tỷ VNĐ [13].

Dự kiến kế hoạch kinh doanh của Điện lực Quảng Nam (2006-2010) (Phụ lục 5).

Để đáp ứng các nhiệm vụ trong tình hình mới đó cần phải tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng có thể đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản:

+ Nỗ lực đáp ứng để thoả mãn việc cấp điện. Đảm bảo kịp thời nhu cầu phụ tải cho các khách hàng sử dụng vào các mục đích khác nhau, đảm bảo tiêu chí an tồn, liên tục, chất lượng, hiệu quả. Địi hỏi cơng tác kế hoạch và dự báo theo sát được thực tế kinh tế - xã hội của từng khu vực; công tác tổ chức triển khai cải tạo , đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện phải kịp thời- đặc biệt là nhu cầu đột biến có thể xảy ra.

+ Đáp ứng được cải thiện Pareto của công tác tổ chức và quản lý kinh doanh điện năng. Đây là nội dung lớn của việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bao gồm nhiều chương trình mục tiêu nghiệp vụ với các biện pháp thực thi để cải tiến và tự đổi mới để khẳng định chính mình. Việc cải thiện hiệu quả Pareto trong công tác tổ chức và quản lý kinh doanh điện năng sẽ tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển của Điện lực Quảng Nam theo hướng

bền vững và có xét đến tác động hữu cơ với các thành phần, nhân tố khác có ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của Điện lực Quảng Nam.

Do yêu cầu phát triển phía tây Quảng Nam, nên tổ chức và nhân lực khu vực này cần được tăng cường. Cần nghiên cứu tách và thành lập thêm các Chi nhánh điện vùng này tương ứng quy mơ phát triển.

Ngồi ra, Điện lực Quảng Nam còn phải thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật và tiến tới đảm bảo hiệu quả kinh doanh theo hướng năm sau hiệu quả hơn năm trước.

Việc đi trước tạo điều kiện sản xuất - kinh doanh của các đơn vị khác cũng đã được xác định, vừa là điều kiện, vừa là khó khăn cho Điện lực Quảng Nam. Có thể thấy rõ nhu cầu dùng điện rất lớn, thậm chí có đột biến khu vực và giai đoạn từ 2006-2010, và cả đến 2015. Trước xu thế đó, Điện lực Quảng Nam cần phải có một kế hoạch, chương trình cụ thể và tích cực theo sát sự phát triển mới có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Như vậy, điện năng đã góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Có thể đo lường tốc độ phát triển đó thơng qua mức độ tăng trưởng sản lượng thương phẩm hàng năm. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nói chung hay tổng thể các ngành, của Quảng Nam sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển sản lượng điện thương phẩm, doanh thu của Điện lực Quảng Nam theo cùng một hướng. Việc cải thiện và phát triển về mặt kinh tế và xã hội của Quảng Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của Điện lực Quảng Nam. Do đó, tổ chức quản lý trong hoạt động kinh doanh Điện lực Quảng Nam cần bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam; các tổ chức cơ sở cần theo sát quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện thị. Đồng thời, cần phải xem chính quyền địa phương như là một “đơn vị khách hàng lớn” để phục vụ và để phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)