Những nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 53 - 57)

* Về nguyên nhân do khách quan:

- Phần lớn các cơng trình điện của Điện lực được nằm ngồi trời, nên rất khó dự lường hết được những tác động của thời tiết đối với những hoạt động tác nghiệp hằng ngày. Các kế hoạch công tác thường dễ bị động, nhất là công tác XDCB, sửa chữa lớn, xử lý sự cố điện...và thường phải tập trung nhiều

nhân lực và phương tiện để phục vụ điện cho: lễ, hội, Tết, cũng như phòng chống bão lụt.

- Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phân cấp quản lý, Điện lực hoạt động theo cơ chế hạch tốn phụ thuộc, chưa thực sự hồn tồn chủ động kế hoạch (như bố trí vốn XDCB, các khoản chi phí và một số các hoạt động quản lý khác, chưa hạch tốn được đầy đủ, chưa phân tích đầy đủ kết quả hoạt động kinh doanh) nên chưa thể gắn hết trách nhiệm của CNVC đối với Điện lực. Hơn nữa, xu thế đổi mới trong CBCNV còn chậm do cơ chế độc quyền tự nhiên của ngành.

- Luật Điện lực mới ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện hoàn chỉnh; Cơ chế kinh doanh và phục vụ chưa được phân định cụ thể; Khung giá điện chưa hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế, nên đã không tạo điều kiện thuận lợi cho Điện lực Quảng Nam trong thực thi nhiệm vụ nhiệm vụ.

* Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại mang tính chủ quan là:

- Trong giải quyết cơng việc, do tính chất kỹ thuật- nghiệp vụ, cịn nặng tính ngun tắc, rập khn; thiếu tính chủ động, sáng tạo.

Năng lực một bộ phận cán bộ quản lý chưa “đủ tầm” và “thích nghi” được với thực tiễn đặt ra, xử lý tình huống chưa tốt, giải quyết cơng việc kéo dài.

Việc tập trung phân tích đánh giá, kiểm điểm tình hình kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh tế chưa thực hiện thường xuyên. Chưa chủ động cao trong việc phân công, phân nhiệm và điều hành công việc. Việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp ở cơ sở chưa khoa học và phù hợp với thực tế của đơn vị.

Một số mảng cơng việc có lúc, có nơi chưa có sự phối hợp tốt giữa phòng và cơ sở; các phòng, đội chưa hỗ trợ tích cực cho cơ sở, chưa chủ động phối hợp triển khai công việc mà cịn trơng chờ vào sự ý kiến của lãnh đạo.

Công tác tự kiểm tra cấp cơ sở chưa được thực hiện tốt, thiếu cương quyết trong xử lý. Việc kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa của các cấp chưa cao. Việc chấp hành quy trình, quy phạm một số cá nhân chưa nghiêm túc.

- Việc sắp xếp, bố trí lao động tại một số đơn vị chưa khai thác hết năng lực của các nhóm và từng người; những kiến thức quản lý, nghiệp vụ đã được bồi dưỡng chưa được vận dụng đầy đủ vào thực tế sản xuất. ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận lao động có lúc, có nơi chưa đầy đủ.

Việc khen thưởng, trả lương chưa đi vào thực chất, vẫn cịn khơng ít kết quả mang tính “bình qn”. Chính việc thu nhập người lao động khơng tương xứng với kết quả lao động bỏ ra sẽ gây phản tác dụng trong tập thể lao động.

- Chiến lược kinh doanh chưa rõ ràng. Công tác chăm lo và hướng đến khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, do độc quyền bán - khơng có cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, thái độ phục vụ của một ít CBCNV chưa đúng mức. Đó là trở lực lớn cần khắc phục.

Tóm lại, thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam đã

được xem xét phân tích một cách đầy đủ để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp khả thi và phù hợp trong chương 3. Hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, đặc biệt là kinh doanh điện năng luôn gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và cơ chế chủ trương của Nhà nước và của ngành điện.

Trong gần 10 năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực (GDP bình qn là 9,4%, cao hơn bình quân cả nước), có nghĩa là tác động của điện năng đã mang lại kết quả nhất định và ngược lại sẽ tạo điều kiện cho Điện lực Quảng Nam phát triển trong giai đoạn đến.

Việc đánh giá một cách cụ thể kết quả tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam, rút ra được kết quả và nguyên nhân tồn tại sẽ là cơ sở khoa

học cho việc xác định các giải pháp đồng bộ, nhất quán và thiết thực. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng khách quan bởi cơ chế và yếu tố sản phẩm là một vấn đề lớn cần phải giải được giải quyết bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)