Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 77 - 80)

Để tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam đạt kết quả khả quan, yếu tố quan trọng là phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cần thay đổi tư duy một cách cơ bản trong quản lý nhân sự, để có một nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và tiết kiệm lao động. Quản lý bằng tiêu chuẩn và quy chế đối với từng loại CBCNV, gắn liền thu nhập với sự cống hiến và công sức lao động đã của họ đã bỏ ra.

Trên cơ sở xem xét hợp lý mơ hình tổ chức kinh doanh từng giai đoạn, cần sắp xếp lại lao động từng công việc phù hợp với chuyên môn của người lao động. Xem xét, đánh giá thưởng phạt định kỳ và điều chuyển bố trí hợp lý khi phát hiện năng lực người lao động không được phát huy hay năng suất bị giảm sút.

Quản lý chặt chẽ chất lượng lao động đầu vào ở cơng việc mới, trong đó chú trọng chất lượng công tác tuyền dụng đầu vào. Có kế hoạch huấn luyện nội bộ, tạo điều kiện cho người lao động thích nghi sớm với mơi trường lao động mới. Sử dụng lao động phù hợp với năng lực chuyên môn của từng, tạo mọi điều kiện cho người lao động phát huy năng lực góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam.

Cần chủ động đánh giá lại chất lượng đội ngũ, đặc biệt là lượng lượng tham gia quản lý từ tổ trưởng trở lên, để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại. Có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ định kỳ, bổ sung kiến thức mới và nghiệp vụ kinh doanh cho CBCNV. Phổ cập tiếng Anh và vi tính cho tất cả kỹ sư, cử nhân, chuyên viên và tổ trưởng tổ sản xuất. Coi trọng và tạo môi trường làm việc tốt; nghiên cứu tiếp nhận giải pháp, sáng kiến mới, các ứng

dụng khoa học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Điện lực. Khuyến khích tự đào tạo nâng cao ở mỗi CBCNV theo định hướng và nghiệp vụ chuyên môn cần cho công việc của Điện lực bằng chế độ trợ cấp hay hỗ trợ theo kết quả học tập.

Cần có chế độ riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực dự phịng trong từng cơng việc, theo nhóm đa năng để khắc phục tình trạng bị động khi có sự cố gì xảy ra. Đó là cơ sở của chính sách đào tạo theo dạng nắm vững nhiều đặc thù công việc chuyên môn, theo hướng điều chuyển lao động… nhằm đảm bảo một số trường hợp sử dụng ngay một số cá nhân có thể đáp ứng được cho nhiều công việc.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có thể đáp ứng được yêu cầu và áp lực công việc sắp đến. Chú trọng đào tạo kiến thức quản lý kinh tế theo chuyên đề; động viên cán bộ quản lý đương chức (mới được đào tạo hệ kỹ thuật) học bằng thứ 2 về đại học kinh tế. Nghiên cứu cơ chế thu hút nhân tài và áp dụng thi tuyển cho các chức vụ quản lý. Coi trọng việc lựa chọn và quy hoạch cán bộ kế cận; chú ý về tiêu chuẩn, năng lực, đạo đức và mức độ triển vọng; cần cho đào tạo và tạo điều kiện cọ xát thực tế trước khi giao nhiệm vụ. Chú trọng việc ổn định đội ngũ chuyên mơn. Vì rằng, thiếu những con người có kiến thức, kỹ năng...thì cơng nghệ chỉ giống như cổ máy tối tân, mà không ai biết cách xử dụng.

Nghiên cứu áp dụng chương trình quản lý nhân sự hiện đại, gắn với quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong quản lý lao động. Trước mắt vận động và từng bước áp dụng văn hố doanh nghiệp trong tồn điện lực, nhằm tạo được một đội ngũ CBCNV thống nhất- đồng bộ có tác phong tốt, tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với điện lực.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế nhằm phát huy quyền làm chủ của CNVC trong kinh doanh, trong quản lý phân phối lợi nhuận nhằm

thực hiện công bằng trong đơn vị. Công tác tổ chức, lao động, tiền lương cần được chú trọng, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của Bộ luật Lao động và quản lý lao động có hiệu quả hơn. Cần phấn đấu bảo đảm tính quy luật về kinh tế: năng suất lao động phải tăng nhanh hơn mức tăng tiền lương.

Tuyên truyền, quán triệt tập thể CBCNV phải thay đổi tư duy, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chun mơn, và tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị.

Tiếp tục thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp của Điện lực Quảng Nam, đã triển khai từ năm 2006. Việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp, gắn liền với xây dựng thương hiệu đơn vị, là quá trình lâu dài, cần phải thực hiện kiên trì và mọi CBCNV đều thực hiện như tinh thần Đại hội toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định : “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển...”. Trong đó thể hiện qua mơi trường văn hoá và văn hoá kinh doanh của Điện lực. Nội dung của mơi trường văn hố thể hiện ở: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; xây dựng tốt các thiết chế văn hoá, các hoạt động văn - thể - mỹ; đẩy mạnh các hoạt động đồn thể, xã hội, từ thiện. Cịn nội dung của văn hoá kinh doanh bao gồm trách nhiệm của lảnh đạo các cấp và CBCNV. Đối với lãnh đạo các cấp là: phong cách, đạo đức, phẩm chất, năng lực và trách nhiệm. Đối với CBCNV, đó là: sự chấp hành, đạo đức lối sống, học tập, quan hệ với đồng nghiệp- với khách hàng- với địa phương- với gia đình, nếp sống văn minh, tiết kiệm và trách nhiệm. Việc thực hiện tốt văn hố doanh nghiệp sẽ làm tốt “nhân hồ”, là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng nguồn nhân lực và cơ sở của việc xây dựng Điện lực Quảng Nam ổn định- phát triển.

Nói chung, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất của các nguồn lực (vốn, đất đai, cơng nghệ, lao động). Vì chính con người mới trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra sự đổi mới cho đời sống xã hội, là động lực cho sự phát triển của xã hội [22]. Do vậy, phát triển con người cần được coi là mục tiêu hàng đầu. Việc phát triển đội ngũ nhân viên hiện tại trong suốt thời gian chuyển tiếp cịn giữ vai trị thiết thực hơn, vì nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tương lai và lợi ích của Điện lực; đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong thời kỳ quá độ nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên sẽ là những người góp phần vào thành cơng chung và là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và trong tương lai. Đồng thời, cần chú ý sao cho tất cả mọi nhân viên đều phải được đối xử công bằng, xây dựng những quan hệ làm việc bền vững ở tất cả các cấp độ. Người lãnh đạo cần có niềm đam mê thực sự trước thành công của đơn vị, thân thiện với nhân viên, tạo dựng lịng tin và có ln cảm thấy thoải mái, lạc quan trong q trình thực thi cơng việc.

Mặt khác, cần thiết xem xét việc hoàn thiện và chun mơn hố các khâu trong dây chuyền kinh doanh. Việc chuyên mơn hố từng công đoạn trong dây chuyền kinh doanh giúp Điện lực nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn, giảm tối đa được các sai sót và chắc chắn sẽ thay đổi được chất lượng của công tác kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)